[Góc giải đáp] Tiêm thuốc trị ve cho chó có sao không? 

Tiêm thuốc trị ve chó có hại không? Theo chuyên gia Linh Kimi nhận định, chủ nuôi không nên tiêm thuốc trị ve cho chó. Cùng Hoccattialongcho tìm hiểu vấn đề này ngay trong bài viết nhé!

Giải đáp - tiêm thuốc trị ve cho chó có sao không?
Giải đáp – tiêm thuốc trị ve cho chó có sao không?

Tiêm thuốc trị ve chó có hại không?

Hầu hết bác sĩ thú y đều không khuyến khích việc sử dụng thuốc chích ve chó. Bởi thành phần trong những loại thuốc này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể cún. Thậm chí, chúng còn tác động không tốt đến cả sức khỏe của chủ nuôi. 

Theo nghiên cứu, trong thành của thuốc trị ve trên thị trường hiện nay có chứa virus sống. Nếu tiêm quá liều lượng, chúng sẽ gây rối loạn nhiều hệ cơ quan. 

Thực tế, có không ít trường hợp sau khi tiêm xong, cún bị sốc. Cho dù không biểu hiện ngay lập tức nhưng những chú cún tiêm loại thuốc này vẫn bị suy giảm sức khỏe về sau. Do vậy, bạn tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc tiêm ve mà hãy áp dụng những phương pháp chữa trị an toàn hơn.

Tham khảo:

Tổng hợp 7+ Các bệnh về da của chó các sen cần phải biết

Tác dụng phụ của thuốc trị ve chó

Mặc dù giúp trị ve nhanh chóng nhưng các loại thuốc tiêm chứa virus sống lại gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Chẳng hạn như:

  • Xương khớp suy yếu: Thành phần trong thuốc trị ve chó có khả năng tác động đến xương khớp theo hướng tiêu cực. Nhiều trường hợp sau khi tiêm, cún bỗng nhiên chậm chạp hơn, không còn di chuyển nhanh nhẹn như trước. 
  • Ảnh hưởng tiêu cực đến thận: Sau khi tiêm thuốc trị ve, hệ miễn dịch của chó có xu hướng phản kháng lại kháng nguyên trong thuốc. Từ đó dẫn đến tình trạng chức năng thận bị suy yếu, ảnh hưởng đến hệ cơ quan khác trong cơ thể. 
  • Co giật: Tình trạng này gần tương tự như sốc phản vệ ở người. Những chú chó bị tiêm quá liều rất hay bị co giật, thậm chí nguy hiểm đến tính cách mạng nếu không được xử lý kịp thời. 
  • Ung thư: Tuy rằng không biểu hiện triệu chứng ngay sau khi tiêm nhưng thuốc trị ve vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe của cún về sau. Trong đó, ung thư là một trong những biến chứng nguy hiểm đến từ việc tiêm loại thuốc này. 
  • Một số biến chứng khác: Chức năng của những hệ cơ quan như tim mạch, hệ thần kinh, hệ cơ,… Suy yếu, tác động tiêu cực đến sức khỏe cún. 

Ngoài ra, chó tiêm thuốc trị ve còn dễ bị rối loạn mẫn cảm, có xu hướng trở nên hung hăng hoặc nhút nhát thái quá. 

Chính bởi tác dụng phụ không mong muốn kể trên nên thuốc tiêm trị ve không hề được khuyến khích sử dụng. Thay vì tự mua thuốc tiêm, bạn hãy cho cún đi khám thú y và tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ.

Xem thêm:

10+ Cách trị ve chó tại nhà hiệu quả, an toàn

Cách sử dụng thuốc trị ve chó an toàn

Như vậy bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi Tiêm thuốc trị ve chó có hại không rồi phải không nào?. Ngoài ra, Pharmectic, Bivermectin 0 25 và Bivermectin 0 1,… Là những loại thuốc tiêm ve được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc tiêm trị ve cho chó, bạn phải thực hiện một cách cẩn thận, tuân thủ liều lượng và thời gian tiêm theo chỉ định của bác sĩ thú y. 

Tuân thủ liều lượng sử dụng 

  • Đối với nhiều tiêm 3 mũi, hai mũi tiêm liên tiếp cần cách nhau tối thiểu 5 đến 7 ngày. 
  • Với những chú chó có khối lượng cơ thể từ 3kg đến 5kg, lượng thuốc viêm mỗi lần không vượt quá 1ml. 
  • Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng tiêm trước khi tiêm thuốc cho cún. 

Khái quát quy trình tiêm thuốc trị ve

Quy trình tiêm thuốc chữa ve cho chó thường diễn ra theo 3 bước. Từ bước lựa chọn kim tiêm đến bước tiêm thuốc vào cơ thể cún. 

Bước 1: Chọn kim tiêm thích hợp 

Loại kim tiêm phù hợp sử dụng để tiêm chó là kim tiêm 1cc. Bởi liều lượng thuốc mỗi lần tiêm cho chó nhỏ không vượt quá 1ml. Do đó nếu sử dụng mọi khi 1cc, bạn sẽ không gặp phải tình trạng tiêm quá liều. 

Trường hợp cần tiêm cho những chú chó lớn, bạn có thể lựa chọn loại kim tiêm dung tích 3cc đến 5cc. 

Bạn hãy lựa chọn loại kim tiêm phù hợp
Bạn hãy lựa chọn loại kim tiêm phù hợp

Bước 2: Sử dụng kim tiêm đúng cách

Trong quá trình tiêm thuốc cho cún, bạn cần thao tác sao cho mũi hở của kim tiêm hướng lên phía trên. Vì nếu đầu mũi hở kim úp xuống dưới, dung dịch thuốc tiêm rất dễ bị tắc, khiến quá trình tiêm mất thời gian, cún bị đau. 

Ngoài ra, trước khi tiến hành tiêm thuốc, bạn hãy cố gắng đẩy toàn bộ không khí trong kim tiêm ra bên ngoài.  

Bước 3: Tiến hành tiêm thuốc

Khi thực hiện tiêm thuốc, bạn không nên thao tác một mình. Để tránh nguy hiểm không đáng có, bạn hãy nhờ đến sự trợ giúp của 1 đến 2 người. Trong đó, phải có ít nhất 1 người giữ chặt cún, không để cún giãy giụa mạnh. 

Cần ít nhất 1 đến 2 người trợ giúp khi tiêm thuốc trị ve cho cún
Cần ít nhất 1 đến 2 người trợ giúp khi tiêm thuốc trị ve cho cún

Thời điểm không được phép tiêm thuốc trị ve cho chó

Tiêm thuốc trị ve chó có hại không? Câu trả lời đã được giải đáp rõ ràng ở trên. Bên cạnh tuân thủ liều tiêm, bạn còn phải chú ý đến thời điểm tiêm. Bởi loại thuốc này chỉ phát huy hiệu quả nếu được tiêm vào đúng giai đoạn cơ thể cún phát triển toàn diện nhất, không bị ốm yếu. Hai thời điểm không phù hợp để tiêm thuốc trị ve thường là:

  • Khi cún được trên 3 năm tuổi: Bởi nhiều giống chó lúc này đã bắt đầu bước vào độ tuổi lão hóa, sức khỏe có dấu hiệu suy giảm. 
  • Khi cún bị ốm yếu: Thuốc trị ve cho chó có chứa virus sống dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của những chú chó thể trạng yếu. Vì thế nếu cún đang bị ốm yếu thì tốt nhất bạn không nên tiêm thuốc chữa ve. 
Thuốc trị ve không phù hợp để tiêm khi cún bị ốm yếu
Thuốc trị ve không phù hợp để tiêm khi cún bị ốm yếu

Hướng dẫn cách trị ve chó an toàn đơn giản tại nhà

Thay vì tiêm thuốc, bạn nên chữa ve cho cún bằng những phương pháp an toàn hơn từ nguyên liệu sẵn có. Chẳng hạn như:

  • Trị ve bằng vỏ cam: Bạn nấu vỏ cam cùng vỏ chanh rồi pha loãng, tắm cho cún mỗi tuần 2 đến 3 lần. Tinh dầu trong vỏ cam và vỏ chanh có tác dụng xua đuổi ve rất hiệu quả. 
  • Trị ve bằng băng phiến: Tiến hành ngâm băng phiến trong nước. Sau đó, sử dụng nước băng phiến xịt lên toàn bộ cơ thể cún. Lưu ý trong quá trình xịt, bạn không nên xịt nước băng phiến vào mắt của cún. 
  • Bắt ve thủ công: Cách này tuy hơi mất thời gian nhưng nếu thực hiện kiên trì, ve trên cơ thể cún sẽ giảm hẳn. Kết hợp với việc bắt ve thường xuyên, bạn hãy tắm rửa sạch sẽ cho cún bằng loại sữa tắm phù hợp mỗi tuần 2 đến 3 lần. 

Song song với việc áp dụng những biện pháp kể trên, bạn còn phải chú ý vệ sinh sạch sẽ nơi ở của cún. Đồng thời tiến hành cắt tỉa lông định kỳ cho cún. Nhằm phát hiện sớm và loại bỏ kịp thời các loại ký sinh trùng trên cơ thể cún.

Bài viết liên quan:

[GIẢI ĐÁP] Có nên cho chó uống thuốc trị ve không?
Hướng dẫn A-Z cách tắm cho chó hết bọ chét tại nhà

Hi vọng rằng từ phần giải đáp chi tiết trên đây của Học Cắt Tỉa Lông Chó, bạn đã trả lời được thắc mắc tiêm thuốc trị ve chó có hại không. Nói chung, các loại thuốc tiêm tiêu diệt ve vẫn tiềm ẩn rủi ro. Vì thế thay vì tiêm thuốc, bạn nên áp dụng biện pháp an toàn hơn. 

Contact Me on Zalo