Các bệnh về da của chó có thể kể tới như: nấm da, viêm da, vàng da, xà mâu,.. Tất cả những bệnh liên quan tới da chó đều gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thú cưng. Vậy triệu chứng và cách điều trị của từng bệnh về da ở chó như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
#7 căn bệnh về da ở chó thường gặp
Ký sinh trên da chó
Những con ký sinh trùng như: Ve rận, bọ chét sẽ bám lên lông, da của chó, tấn công thú cưng bằng cách cắn, chích, hút máu gây tổn thương nghiêm trọng đối với các tế bào da. Cụ thể, nó gây rụng lông, nhiễm khuẩn da. Nghiêm trọng hơn, ký sinh trùng có thể xâm nhập vào mũi, vào tai khiến chó tử vong nếu chủ không phát hiện kịp thời.
Triệu chứng
Ký sinh trùng bám trên lông, trên da chó sẽ khiến chú ta bị ngứa ngáy, ra sức cào gãi khiến cơ thể bị xây xát mạnh. Nếu tình trạng này kéo dài, chó sẽ bỏ ăn, da tái, lông xù, cơ thể ngày một gầy yếu. Đặc biệt, lông chó ngày càng rụng nhiều, trên các vùng đó da ửng đỏ, bị ghẻ, chú ta sẽ liên tục cào, liếm vào vùng da bị tổn thương.
Cách điều trị
Ký sinh trùng là một trong các bệnh về da của chó dễ gặp và không khó chữa. Vì thế, các bạn hoàn toàn yên tâm. Bạn chỉ cần đến hiệu thuốc thú y hoặc các trung tâm chăm sóc sức khỏe thú cưng mua:
- Thuốc khử trùng để vệ sinh sạch sẽ nơi sống, làm sạch các dụng cụ đã tiếp xúc với chó hoặc mua thuốc diệt ve rận, bọ chét: Frontline plus, Frontline dạng xịt.
- Sử dụng chế phẩm O2 Nature để tắm gội cho chó hàng ngày. Ngoài ra, bạn có thể nấu nước từ vỏ chanh, nước chè xanh để tắm cũng sẽ rất hiệu quả.
>>Tham khảo<<<
10+ Cách trị ve chó tại nhà đơn giản, hiệu quả
Chó bị nấm da (nấm, vảy gàu, vảy nến,… )
Bệnh này do một chủng loại nấm gây ra. Theo các Bác sĩ thú y, loại nấm này rất nguy hiểm vì chúng thường phát triển ở những vùng nhạy cảm như: bàn chân, tai, đầu của chó. Một khi đã bám trên da, chúng sẽ tấn công làm da bị tổn thương gây ngứa ngáy, rụng lông.
Nguy hại nhất của bệnh sài, nấm, vảy nến là dễ lây lan từ vật nuôi này sang vật nuôi khác. Thậm chí, người nuôi nếu không bảo hộ thận trọng cũng dễ lây bệnh khi tiếp xúc gần.
Triệu chứng
Hầu hết các bệnh về da của chó đều có biểu hiện lâm sàng nên các bạn không khó phát hiện. Với bệnh sài nấm, biểu hiện gồm: da ở cổ, chân, da mặt, vùng đầu, tai, kẻ móng chân đều tấy đỏ. Nặng hơn, da thú cưng sẽ bị sưng đỏ, có mủ, đóng vảy cực nguy hiểm và mất vệ sinh.
Những chú chó nào có biểu hiện rụng lông nhiều tạo thành từng mảng hói chứng tỏ bệnh đang ở giai đoạn nghiêm trọng. Nếu không điều trị kịp thời, da sẽ loét sùi, bốc mùi hôi. Vì khó chịu nên chó sẽ rên la, bồn chồn, bỏ ăn, thậm chí hung dữ hơn.
Cách điều trị
Nếu chó của bạn có một trong các biểu hiện trên tuỳ mức độ nặng nhẹ cần điều trị ngay.
- Bước 1: Cách ly chó để tránh lây lan ra những con vật khác.
- Bước 2: Tiến hành khử trùng nơi ở, vật dụng đã tiếp xúc với chủ bằng thuốc diệt khuẩn đặc trị. Lưu ý, đảm bảo vệ sinh trong khâu ăn uống cho chó.
- Bước 3: Sử dụng dầu gội đặc trị để tắm gội cho thú cưng. Để bệnh nhanh lành, chủ nhân nên bôi thêm thuốc hoặc dùng thêm xịt trị nấm. Lưu ý, khi tiếp xúc với chó, chủ phải phòng hộ cẩn thận để tránh lây bệnh.
>>Xem thêm<<<
[BẬT MÍ] 5+ Cách trị nấm cho chó tại nhà từ chuyên gia thú ý
Bệnh viêm da ở chó
Viêm da cũng là một trong các bệnh về da ở chó thường gặp. Đó là hiện tượng da trên cơ thể thú cưng bị nhiễm khuẩn, gây mủ. Nguyên nhân của bệnh là do vi khuẩn Staphylococcus, Streptococcus, S. intermedius gây ra. Những chủng vi khuẩn này nằm sâu trong da, chúng hút dinh dưỡng của chó để sinh trưởng. Thậm chí, chúng còn tiết các độc tố khiến chó dị ứng, ngứa ngáy.
Triệu chứng
Bạn có thể nhận dạng bệnh viêm da ở chó thông qua các biểu hiện như:
- Tổn thương da đầu, da chân, da mặt, hậu môn và vùng quanh mắt.
- Chó sẽ cào cấu vì ngứa ngáy khiến vùng da này càng tổn thương nặng hơn.
Cách điều trị
Theo Bác sĩ thú y, với bệnh viêm da, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
- Trước tiên, vạch lông cho để kiểm tra xem có bọ chét, gầu, ve rận ký sinh trên lông và da không. Nếu có, bạn mua thuốc bọ chét, thuốc trừ ve về tắm gội cho chú ta. Thuốc Vime – Frondog hoặc Frontline rất hiệu nghiệm nhé!
- Nếu đã kiểm tra mà không thấy ký sinh trùng xuất hiện nhưng da chó cứ sần sùi thì bạn hãy cạo lớp sần sùi này sau đó chấm thuốc sát trùng vào. Cách này sẽ giúp vệ sinh da, lấy sạch phần mủ trên đó.
Lưu ý, chỉ vệ sinh từng đám nhỏ viêm nhiễm, không đổ thuốc lên da vì nó có thể làm mủ lây lan trên diện rộng. Nguy hiểm hơn, dùng thuốc sát trùng quá nhiều sẽ khiến da chó bị nóng, bị bỏng.
- Bạn nên dùng thêm dầu gội chuyên dụng để tắm cho chó hàng ngày. Tuyệt đối không dùng xà phòng hoặc nước rửa chén bát để tắm gội cho chó khi bị viêm da.
- Khử trùng khu vực sinh sống của chó bằng thuốc diệt khuẩn dạng xịt. Dụng cụ của chó như: thảm ngủ, đồ chơi, dụng cụ ăn… đều cần được làm sạch. Chế độ ăn uống cần đảm bảo dinh dưỡng và hợp vệ sinh.
Chi tiết cách trị viêm da cho chó tại:
Hướng dẫn cách trị viêm da cho chó tại nhà từ chuyên gia thú ý
Chó bị bệnh vàng da
Căn bệnh này có liên quan đến chức năng gan mật bị suy giảm. Nguyên nhân gây bệnh là do chó bị ngộ độc thuốc sâu, bả chuột hoặc ngộ độc hoá chất.
Một số chú chó vì nhiễm khuẩn, bị bệnh đái tháo đường hoặc ung thư gan cũng sẽ gây ra hiện tượng vàng da. Theo các chuyên gia thú vị, căn bệnh này cực kỳ nguy hiểm. Ban đầu chỉ là biểu hiện vàng da, lâu dần nó sẽ phá huỷ chức năng gan gây tử vong cao.
Triệu chứng
Thú cưng bị bệnh vàng da sẽ có các triệu chứng cơ bản như:
- Chán ăn, bỏ ăn, cơ thể ngày càng gầy yếu.
- Tiêu chảy, nôn thường xuyên, nước đái màu sẫm.
- Khi bệnh nặng, chó sẽ thở gấp
- Da vàng, nhất là ở vùng lợi, niêm mạc lợi. Điều này chứng tỏ gan, mật của chó đã bị phá huỷ.
Cách điều trị
Vàng da là một trong các bệnh về da ở chó nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nguy hại đến tính mạng. Do đó, nếu bạn thấy thú cưng của mình có các biểu hiện nói trên hãy đưa ngay đến Bác sĩ thú y hoặc trung tâm chăm sóc thú cưng để kịp thời chữa trị.
Bệnh nấm đồng xu ở chó
Nấm đồng xu ở chó là một trong các bệnh về da của chó sen cần đặc biệt lưu ý. Bệnh khiến lớp biểu bì ở tóc, ở da, ở móng chân của chó bị nấm. Đặc biệt, nó sẽ nhiễm vào nang lông từ đó gây ra hiện tượng rụng lông từng mảng hình tròn.
Triệu chứng
Không khó để nhận dạng bệnh nấm đồng xu ở thú cưng. Khi cho mắc bệnh này bạn sẽ thấy:
- Lông rụng nhiều theo từng mảng hình tròn.
- Lúc bệnh còn nhẹ, lông chỉ rụng ở một số chỗ, lâu dần, nấm ăn trên diện rộng khiến lông rụng từng mảng lớn.
- Tại các vị trí rụng lông có thể gây ngứa ngáy cũng có thể đóng vảy.
- Lưu ý, số ít chó bị nấm đồng xu không có các biểu hiện trên. Bệnh này dễ lây sang người và động vật khác nên cần thận trọng.
Cách điều trị
Muốn điều trị bệnh hắc lào ở chó các bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Cách ly chó bị bệnh ở khu vực riêng nhằm tránh lây lan.
- Tắm gội sạch sẽ cho thú cưng bằng sữa tắm hoặc dầu gội chuyên dụng.
- Tiếp đó, khử trùng toàn bộ đồ dùng, đồ vật có tiếp xúc với chó. Tốt nhất bạn nên sử dụng chất tẩy có tỷ lệ phù hợp để khử.
- Thường xuyên lau chùi, dọn dẹp khu vực sống để giảm thiểu các loại vi khuẩn, nấm mốc hoạt động.
- Sau khi tiếp xúc với cún cần rửa tay kỹ, áp dụng các biện pháp cá nhân hiệu quả để ngăn ngừa bệnh lây lan.
Chó bị ghẻ
Ghẻ ở chó do ký sinh trùng trên da gây ra khiến lông rụng, da bị ngứa ngáy, sưng đỏ. Nguy hại hơn, bệnh ghẻ khi biến chứng sẽ dẫn tới viêm thận, viêm gan, nhiễm trùng da.
Theo kinh nghiệm thì những chú chó lông dài, lông xù dễ mắc các bệnh này. Đặc biệt, vào mùa mưa, độ ẩm trong không khí cao, việc vệ sinh thú cưng khó khăn nên nguy cơ bệnh ghẻ càng lớn.
Triệu chứng
Những chú chó bị bệnh ghẻ sẽ có các triệu chứng như:
- Rụng lông: Lông chó sẽ rụng từng mảng nghiêm trọng.
- Da ở vùng rụng lông xuất hiện vảy gàu, nốt đỏ.
- Da có thể dày hơn bình thường, đóng vảy, ửng đỏ, thậm chí bong tróc vì gãi quá nhiều.
Cách điều trị
Nếu thú cưng của bạn không may bị ghẻ có thể áp dụng một trong các phương pháp điều trị dưới đây:
- Thực hiện chế độ tắm rửa đặc biệt: Bạn dùng xà phòng trung tính có chứa hoạt chất Benzoyl peroxide (tên thương mại là OxyDex hoặc Pyoben) để tắm hàng ngày. Riêng với những chú chó lông dài bạn nên sấy khô sau khi tắm.
- Sử dụng thuốc bôi: Bác sĩ khuyến cáo chủ nhân nên dùng Sulfur chứa Calcium polysulfide hoặc dùng thuốc Benzyl Benzoate 20 đều mang lại hiệu quả tốt. Còn thuốc ghẻ thông dụng dành cho người khi điều trị cho chó chuyển biến chậm.
- Dùng mỡ kết hợp với dung dịch bôi theo tỷ lệ: Lindane 1%, Benzyl Benzoate 25%. Sử dụng hỗn hợp này bôi lên vùng da bị ghẻ đều đặn mỗi ngày sẽ giúp thú cưng nhanh lành bệnh.
- Nếu da của chó có hiện tượng bị viêm hoặc bị dị ứng: Da bội nhiễm thì bạn nên dùng kháng sinh dạng tiêm, cũng có thể bôi ngoài nếu cần thiết. Với viêm da dị ứng thì dùng Histamin cùng Corticosteroid là tốt nhất.
>>Tham khảo<<<
[TỔNG HỢP] 4+ Cách trị chó bị ghẻ tại nhà đơn giản, hiệu quả
Bệnh xà mâu ở chó
Tên gọi khác của bệnh xà mâu là Demodex Canis. Đó là dạng bệnh ngoài da do loại ký sinh trùng nhỏ-thon-dài gây ra. Nguy hại nhất của loại ký sinh trùng này là tốc độ phát triển siêu nhanh. Nó chủ yếu ký sinh trên những chú chó nhỏ, có hệ miễn dịch yếu, chó trong thời kỳ bú sữa mẹ.
Triệu chứng
- Chó mắc bệnh xà mâu sẽ có các nốt đỏ chứa mủ hoặc không chứa mủ. Vị trí xuất hiện thường ở bụng, ở nách, ở da. Nếu bạn không chữa trị bệnh cho thú cưng kịp thời nó sẽ lây lan khắp cơ thể.
- Chó ngày càng ốm yếu, sụt cân nhanh do ký sinh trùng đã hấp thụ dinh dưỡng trên cơ thể vật chủ.
- Ngứa ngáy khó chịu, chó thường dùng chân hoặc răng để gãi vào chỗ ngứa.
- Lông xù xì, khô cứng, rụng lông nhiều hơn, các vết đỏ trên da xuất hiện ngày một nhiều. Triệu chứng này cho thấy bệnh tình đã trở nặng.
- Nghiêm trọng hơn, da thú cưng có những bọc màu vàng sánh. Nó dễ vỡ, khi vỡ có mùi tanh khó chịu.
Cách điều trị
Muốn điều trị dứt điểm bệnh xà mâu bạn cần thực hiện như sau:
- Dùng thuốc Bayer Advocate spot: Đây là sản phẩm đặc trị dành cho bệnh xà mâu ở Cún. Thành phần thuốc an toàn, giá thành mềm, có bán ở hầu khắp các cửa hàng thú y.
- Dùng thuốc tiêm Catosal 10%: Với công dụng trợ sức, giúp Cún phục hồi nhanh sau khi nhiễm bệnh. Ngoài ra, sản phẩm còn có tính năng giảm stress, tăng khả năng tái tạo sau đợt điều trị.
- Dùng thuốc bôi Anti DERM: Là thuốc chuyên điều trị các bệnh ngoài da như: ghẻ lở, nấm, xà mâu ở chó.
- Lưu ý, trong quá trình dùng thuốc, bạn phải tuân thủ đúng hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chỉ dẫn của Bác sĩ thú y. Tránh lạm dụng thuốc quá mức gây ảnh hưởng đến sức khoẻ vật nuôi.
>>Xem thêm<<<
Chó bị xà mâu phải làm sao? 7+ cách trị xà mâu cho chó an toàn, dứt điểm
Cách phòng tránh các bệnh về da của chó
Dưới đây là một số cách phòng bệnh cho thú cưng bạn nên đọc, nên biết và nên áp dụng:
- Vệ sinh nơi ở sạch sẽ: Các bệnh về da của chó chủ yếu xuất phát từ môi trường. Không gian ẩm thấp, nấm mốc, vi khuẩn có điều kiện sinh sôi nảy nở, chúng sẽ ký sinh lên lông và da chó gây ghẻ lở, hắc lào, xà mâu, vàng da…
- Tắm cho cún thường xuyên bằng các sản phẩm chuyên dụng: Điều này có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn ký sinh trên da. Lưu ý, sau khi tắm cho thú cưng bạn nên dùng máy sấy khô lông. Nếu lông ẩm ướt trong nhiều giờ chó dễ bị cảm lạnh, đó cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển.
- Chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo dinh dưỡng cần thiết: Thú cưng sức khỏe tốt thì khả năng miễn dịch càng cao, nguy cơ chống chọi bệnh tật càng hiệu quả. Thức ăn, vật dụng đựng thức ăn phải sạch sẽ, hợp vệ sinh, lau chùi thường xuyên.
- Không cho chó của mình tiếp xúc với những vật nuôi bị bệnh khác: Hạn chế cho thú cưng chơi đùa ở môi trường bẩn.
- Thường xuyên dọn dẹp nơi ở của Chó, xịt khử trùng theo định kỳ: Nơi ở của cún cưng phải sạch, thoáng mát, khô ráo.
- Tiêm chủng đầy đủ cho cún: Thực hiện tẩy giun sán cho thú cưng theo định kỳ. Điều này vừa tốt cho sức khỏe vật nuôi vừa tăng khả năng phòng bệnh và lây lan bệnh sang người.
Thường xuyên quan sát, theo dõi chó để phát hiện sớm các triệu chứng bệnh. Trường hợp thấy cún có nguy cơ nhiễm bệnh cao bạn cần chủ động tham khảo ý kiến Bác sĩ thú y để điều trị kịp thời.
Trên đây là top 7+ các bệnh về da của chó phổ biến, thường gặp mà người nuôi thú cưng nào cũng nên biết. Trang bị đầy đủ những kiến thức nói trên sẽ giúp bạn yên tâm, chủ động hơn giúp chú cún nhà mình luôn được bảo vệ an toàn.
Nguồn: https://hoccattialongcho.com/
Tôi là Linh Kimi nhà tạo mẫu tóc quốc tế đã đạt nhiều thành tích cao ở trong nước lẫn quốc tế. Tôi sinh ra và lớn lên ở Hồ Chí Minh. Hiện nay tôi đã hoạt động trong lĩnh vực tạo mẫu tóc đã được hơn 20 năm.