Việc chăm sóc và làm đẹp cho thú cưng ngày càng trở thành một xu hướng phổ biến trong xã hội hiện đại. Vậy Grooming thú cưng học ngành gì và cơ hội nghề nghiệp như thế nào? Cùng Hoccattialongcho tìm hiểu ngay vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Grooming thú cưng học ngành gì?
Để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc chó mèo, thông thường người học sẽ cần theo đuổi ngành thú y để có kiến thức chuyên sâu và kỹ năng cần thiết.
Theo quy định của Bộ Giáo Dục và Đào tạo, mỗi ngành học được xét tuyển tại các trường đại học có thể yêu cầu từ 1 đến 4 tổ hợp môn. Với ngành thú y, thông thường chỉ có 1 đến 2 tổ hợp môn được yêu cầu. Tuy nhiên, có những trường đại học mở rộng cơ hội xét tuyển bằng cách áp dụng đến 4 tổ hợp môn khác nhau.
Một số trường đại học tiêu biểu dẫn đầu về chất lượng đào tạo ngành Thú y bao gồm Đại học Nông Lâm TPHCM, Đại học Cần Thơ, và Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH). Các tổ hợp môn thường được áp dụng bao gồm A00 (Toán, Lý, Hóa), B00 (Toán, Hóa, Sinh), D07 (Toán, Hóa, Anh), và D08 (Toán, Sinh, Anh).
Đối với việc xét tuyển, các trường đại học áp dụng tổ hợp môn này cho nhiều phương thức tuyển sinh, chủ yếu là xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho các bạn ứng tuyển, một số trường cũng sử dụng phương thức xét tuyển dựa trên điểm học THPT.
Xem thêm:
[GIẢI ĐÁP] – Grooming chó mèo là nghề gì?
Học ngành thú y thi khối gì?
Dù ngành Thú y có số lượng trường đào tạo không nhiều, nhưng để xét tuyển vào ngành này, học sinh cần chuẩn bị cho nhiều khối thi khác nhau. Dưới đây là danh sách các khối thi phổ hiến mà các thí sinh có thể lựa chọn, tuỳ thuộc vào sở thích và năng lực của mình;
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A02 (Toán, Lý, Sinh)
- Khối A16 (Toán, Ngữ Văn, Khoa Học Tự Nhiên)
- Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- Khối C02 (Văn, Toán, Hóa)
- Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh)
- Khối D08 (Toán, Sinh, Tiếng Anh)
Lưu ý rằng việc chọn lựa khối thi phụ thuộc vào sở thích và năng lực của từng người học. Hãy tự đặt câu hỏi về mình để tìm ra khối thi phù hợp nhất để bắt đầu với sự nghiệp Thú y cũng như là Grooming chó mèo nhé.
Ngoài ra nếu bạn đang đối diện với thách thức về việc xét điểm vào các trường Đại học thú y và cảm thấy không đủ tự tin, đừng lo lắng. Bạn có thể tham gia vào khóa học đào tạo Grooming tại Học Viện Học Cắt Tỉa Lông chó.
Nơi đây không chỉ cung cấp kiến thức chuyên sâu về nghệ thuật cắt tỉa lông chó mà còn giúp bạn phát triển kỹ năng cụ thể và sẵn sàng tham gia vào ngành công nghiệp thú y đầy triển vọng.
Ngành thú y sẽ học những gì?
Sinh viên theo đuổi ngành Thú y sẽ được trang bị hàng loạt kiến thức một cách đa dạng và chuyên sâu liên quan đến sức khoẻ và chăm sóc động vật. Cụ thể thì người học sẽ được đào tạo về:
Bệnh ở động vật
- Phân loại bệnh: Sinh viên sẽ hiểu rõ về các loại bệnh thường gặp ở động vật và phân loại chúng
- Dịch tễ học: Nắm bắt kiến thức về sự lây lan của bệnh, các yếu tố gây bệnh và cách kiểm soát dịch bệnh
- Biểu hiện lâm sàng: Học về cách nhận diện các biểu hiện bệnh lâm sàng ở động vật
Chẩn đoán và điều trị
- Kỹ thuật chẩn đoán: Sinh viên sẽ được hướng dẫn về cách chuẩn đoán bệnh dựa trên các triệu chứng và kết quả xét nghiệm
- Phương pháp điều trị và phòng bệnh: Nắm vững các phương pháp điều trị bệnh và các biện pháp phòng tránh
Sử dụng hoá chất, dược phẩm và vắc xin
- Học về cách sử dụng hiệu quả các loại hoá chất, dược phẩm và vắc xin đề phòng và điều trị bệnh cho động vật.
Ngoài ra thì sinh viên sẽ được đào tạo về các kiến thức liên quan đến pháp luật, bao gồm:
- Phòng chống dịch bệnh động vật: Hiểu về các quy định và biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của các dịch bệnh
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Kiểm tra chất lượng sản phẩm từ nguồn gốc động vật như trứng, thịt và gia cầm
- Kiểm tra cơ sở giết mổ và chế biến thức ăn: Đảm bảo an toàn và chất lượng trong quá trình chế biến thức ăn đến từ gia súc gia cầm.
Bên cạnh đó thì sinh viên cũng sẽ được đào tạo về lĩnh vực chăn nuôi, bao gồm xây dựng chương trình bảo vệ sức khoẻ và phòng chống dịch bệnh cho động vật nuôi trong các trang trại và hộ gia đình. Đây là những kiến thức quan trọng để đảm bảo sự phát triển và duy trì sức khoẻ của động vật trong môi trường chăn nuôi.
Học ngành thú y làm công việc gì?
Sau khi hoàn thành ngành thú y, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội nghề nghiệp. Dưới đây là một số công việc mà người học ngành thú y có thể theo đuổi:
Bác sĩ thú y tại trạm thú y và phòng khám tư cho thú cưng
- Yêu cầu trình độ chuyên môn và học vấn cao để chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khoẻ thú cưng
- Được làm việc tại các trạm thú ý hoặc mở phòng khám tư độc lập dành cho thú cưng
Giảng viên tại các trường đại học chăm sóc thú cưng
- Yêu cầu khả năng thuyết trình trước đám đông và khả năng diễn đạt tốt
- Có trách nhiệm giảng dạy và hướng dẫn sinh viên về kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực thú y.
Kinh doanh dịch vụ chăm sóc thú cưng
- Mở phòng khám thú y, bán thuốc thú y, hoặc cung cấp các dịch vụ làm đẹp cho thú cưng như cắt tỉa lông, nhuộm lông, tắm và cắt tỉa móng
- Yêu cầu kiến thức chuyên sâu và kỹ năng nghề nghiệp
Chuyên viên làm thuốc thú y tại các công ty thuốc, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm
- Nghiên cứu và chế tạo các loại thuốc chăm sóc và điều trị cho thú cưng
- Tham gia vào các dự án nghiên cứu và phát triển mới trong lĩnh vực y học thú y.
Xem thêm:
Học nghề Grooming thú cưng ở đâu uy tín, chất lượng?
[BẬT MÍ] Học Grooming thú cưng sẽ học những gì?Như vậy, bài viết đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi Grooming thú cưng học ngành gì. Trong bối cảnh kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu chăm sóc và yêu thương động vật đã tăng lên đáng kể khiến cho ngành thú y trở thành lựa chọn nghề nghiệp hấp dẫn. Hy vọng những thông tin vừa chia sẻ trên là hữu ích và bạn có những lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn và phù hợp.
Tôi là Linh Kimi nhà tạo mẫu tóc quốc tế đã đạt nhiều thành tích cao ở trong nước lẫn quốc tế. Tôi sinh ra và lớn lên ở Hồ Chí Minh. Hiện nay tôi đã hoạt động trong lĩnh vực tạo mẫu tóc đã được hơn 20 năm.