Các bước mở cửa hàng Grooming chó mèo #Chi phí #Kinh nghiệm

Mở cửa hàng Grooming thú cưng đang là xu hướng thịnh hành hiện nay. Và thực tế, nhiều Groomer tay nghề cao muốn tự mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ thú cưng cho riêng mình nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu. Vậy mở tiệm Grooming thú cưng cần những gì? Chi phí khoảng bao nhiêu? Cùng Hoccattialongcho tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Bật mí chi phí và loạt kinh nghiệm mở cửa hàng Grooming chó mèo
Bật mí chi phí và loạt kinh nghiệm mở cửa hàng Grooming chó mèo

Mở cửa hàng Grooming thú cưng cần những gì?

Để thuận lợi mở được cửa hàng Grooming thú cưng, bạn cần tiền hành quy trình sau:

Bước 1: Cần xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ Grooming thú cưng rõ ràng

Khi muốn mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ Grooming thú cưng, bạn cần xây dựng kế hoạch cụ thể. Ít nhất, trong kế hoạch bạn phải nêu được dịch vụ chăm sóc thú cưng của bạn gồm những công việc gì? Chẳng hạn, ngoài việc chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ cho thú cưng, bạn có thể kinh doanh thêm thức ăn hoặc phụ kiện cho thú cưng,… để tăng thu nhập.

Ngoài ra, bạn cũng cần dự trù được tổng chi phí mở cửa hàng chăm sóc thú cưng khoảng bao nhiêu? Ví dụ, bạn có thể dự trù kinh phí dựa trên: chi phí thuê mặt bằng, quy mô cửa hàng, trang trí, mua sắm các đồ dùng cần thiết, thuê nhân viên (nếu có),… Như vậy, khi bắt tay vào việc kinh doanh, bạn sẽ không bị lúng túng.

Các bước Grooming thú cưng
Các bước Grooming thú cưng

Bước 2: Chuẩn bị vốn để mở cửa hàng Grooming thú cưng

Muốn kinh doanh dịch vụ Grooming thú cưng, bạn cần có vốn. Lượng vốn tùy thuộc vào khả năng tài chính của từng người, quy mô cửa hàng, chiến lược kinh doanh,… nên Hoccattialongcho không đưa ra một con số về vốn cụ thể cho bạn. Tuy nhiên, bạn có thể dựa trên biểu dự trù kinh phí ở trên để chủ động nguồn vốn. 

Bước 3: Thuê cửa hàng để kinh doanh dịch vụ Grooming thú cưng

Sau khi đã có vốn, việc đầu tiên bạn phải làm đó là thuê cửa hàng. Việc thuê cửa hàng đóng vai trò quan trọng quyết định thành bại của việc kinh doanh Grooming thú cưng. Bạn cần thuê cửa hàng có diện tích phù hợp với nhu cầu kinh doanh, vệ sinh đảm bảo. Vị trí cửa hàng cũng phải “đẹp” thì kinh doanh mới thuận lợi. 

Bước 4: Đặt tên cho cửa hàng

Mở cửa hàng chăm sóc thú cưng bạn cần đặt tên cho cửa hàng mình để đăng ký kinh doanh. Tên cửa hàng phải đúng cấu trúc gồm cả loại hình và tên riêng. Tên cửa hàng của bạn không được giống với tên cửa hàng chăm sóc thú cưng đã đăng ký, không dùng từ ngữ thiếu văn hóa, ký hiệu khó hiểu, trái thuần phong mỹ tục. 

Bước 5: Thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh cho cửa hàng

Khi mở cửa hàng chăm sóc thú cưng, bạn có thể đăng ký hình thức hộ kinh doanh cá thể. Bạn chỉ cần chuẩn bị một số giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị được cấp phép kinh doanh, mở cửa hàng, hộ kinh doanh cá thể.
  • Bản sao CCCD hoặc hộ chiếu còn hạn của chủ cửa hàng, người đăng ký kinh doanh hoặc chủ hộ kinh doanh.
  • Hợp đồng thuê cửa hàng (nếu có) hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản trên đất hợp pháp. 

Bước 6: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh Grooming thú cưng

  • Bạn mang theo hồ sơ đã chuẩn bị nộp tại Phòng Kinh tế trực thuộc UBND quận/huyện nơi bạn mở cửa hàng chăm sóc thú cưng
  • Cửa hàng kinh doanh của bạn sẽ được cấp giấy phép hoạt động trong vòng 5 ngày nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. 

Xem thêm:

Tìm hiểu – Grooming chó mèo là nghề gì?

Chi phí mở cửa hàng Grooming thú cưng khoảng bao nhiêu?

Để biết chi phí mở cửa hàng chăm sóc thú cưng hết bao nhiêu, bạn có thể căn cứ vào những gợi ý dưới đây:

Chi phí nhập hàng, trang thiết bị, phụ kiện cần cho cửa hàng

Để bắt đầu công việc kinh doanh, bạn cần khảo sát thị trường thú cưng và chuẩn bị vốn để:

  • Nhập thức ăn chó mèo (thức ăn khô, hạt,…) phải là đồ ăn chất lượng và an toàn cho sức khỏe của thú cưng. 
  • Nhập phụ kiện chó mèo (bồn tắm, chuồng, cát vệ sinh, đồ chơi, đệm nằm, xích, dây dắt, balo,…) nên ưu tiên các loại phụ kiện mẫu mã đẹp, đang thịnh hành và có chi phí vừa phải.
  • Trang thiết bị cần có (máy móc, kéo cắt tỉa, lược, máy sấy,…) 

Vì là cửa hàng mới mở nên bạn cần dành thời gian tìm kiếm những nhà phân phối chuyên cung cấp thức ăn, phụ kiện, trang thiết bị cửa hàng thú cưng, thương lượng để có giá tốt nhất. Lần đầu tiên nhập hàng chi phí có thể lên đến 60 – 70 triệu đồng. 

Chi phí mở cửa hàng Grooming chó mèo phụ thuộc vào việc bạn nhập hàng, phụ kiện thú cưng, trang thiết bị cho cửa hàng
Chi phí mở cửa hàng Grooming chó mèo phụ thuộc vào việc bạn nhập hàng, phụ kiện thú cưng, trang thiết bị cho cửa hàng

Vị trí cửa hàng và chi phí thuê

Nếu bạn có sẵn mặt bằng thì tốt nếu không sẽ phải đi thuê. Vị trí cửa hàng đẹp nên:

  • Gần khu dân cư, trường học, chợ, khu vực người dân có thu nhập từ trung bình khá trở lên.
  • Dễ tìm, thuận tiện cho việc đi lại, có chỗ gửi xe cho khách.

Nếu bạn thuê mặt bằng ở những thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh thì chi phí thuê có thể từ 7 – 15 triệu/tháng. Cửa hàng có quy mô lớn, ở mặt đường, dân cư đông đúc thì giá càng cao. 

Chi phí làm đẹp và trang trí cửa hàng

Muốn thu hút khách hàng thì cửa hàng của bạn phải được trang trí đẹp và độc, sạch sẽ và tạo được hứng thú cho thú cưng. Một số đồ trang trí cơ bản mà cửa hàng Grooming thú cưng cần có như: tủ kính, phụ kiện treo tường, kệ trưng bày đồ, máy in,… Chi phí cho việc làm đẹp, trang trí cửa hàng chăm sóc thú cưng có thể dao động từ 10 đến 20 triệu. 

Chi phí mở cửa hàng Grooming chó mèo phụ thuộc vào việc bạn trang trí và làm đẹp cho tiệm
Chi phí mở cửa hàng Grooming chó mèo phụ thuộc vào việc bạn trang trí và làm đẹp cho tiệm

Dự trù chi phí trong thời gian đầu cửa hàng hoạt động

Mở cửa hàng Grooming thú cưng bạn có thể sẽ phải thuê nhân viên ít nhất 3 – 6 tháng đầu vì trong tiệm spa thú cưng sẽ có rất nhiều công đoạn và dịch vụ.

Ngoài ra, bạn cũng cần dự trù tiền điện nước hàng tháng. Và thời gian đầu chưa có nhiều khách, bạn cũng cần để một khoản vốn dự phòng để duy trì hoạt động của cửa hàng chăm sóc thú cưng trong thời gian này.

Một số chi phí khác

Chi phí không cố định gồm khoản chi phí phát sinh hàng ngày và phát sinh trong thời gian tiệm đi vào hoạt động. Bạn cần sự trù kinh phí cho những việc sau: 

  • Tiền điện, tiền nước, tiền vệ sinh của cửa tiệm: Tùy vào nhu cầu sử dụng điện nước của cửa hàng mà mỗi tháng các khoản chi phí này sẽ khác nhau. Bạn khó mà chuẩn bị chính xác được số tiền nhưng vẫn phải có kinh phí dự phòng.
  • Tiền thuê nhân viên: Tùy theo quy mô cửa hàng, cung cấp nhiều dịch vụ chăm sóc thú cưng khác nhau thì cần ít nhất 5 – 7 nhân viên có tay nghề, mức lương từ 6 – 7 triệu/tháng. Những nhân viên tay nghề thấp, đang học việc cũng phải trả từ 3 – 4 triệu/tháng. Nếu tuyển nhân viên part-time thì chi phí từ 1 – 2 triệu/người/tháng. 

Bên cạnh tiền điện nước hàng tháng, tiền thuê nhân viên, tiền duy trì hoạt động của của hàng trong thời gian đầu thì bạn còn cần tiền để chi cho việc hỏng hóc đồ dùng, chi phí sửa chữa trang thiết bị,… Đây cũng là khoản chi phí không có con số chính xác nhưng bạn vẫn phải chuẩn bị đủ tiền nếu cửa hàng có thứ cần sửa chữa hoặc thay mới. 

Tóm lại, nếu bạn định mở spa chó mèo quy mô nhỏ và vừa mới bắt đầu kinh doanh thì bạn sẽ phải chuẩn bị từ 100 – 150 triệu. Còn nếu mở Spa quy mô lớn, phải thuê nhiều nhân viên, nhập hàng số lượng lớn,… thì chi phí phải từ 200 – 300 triệu. Ngoài ra, bạn cần có phương án quản lý vốn tốt để có dòng tiền xoay vòng và tránh tình trạng kinh doanh bị thua lỗ.

Kinh nghiệm quan trọng để mở cửa hàng Grooming thú cưng thành công

Dù là tự mở cửa hàng hay hợp tác kinh doanh dịch vụ chăm sóc thú cưng, bạn đều cần lưu ý những điều quan trọng dưới đây:

Nắm vững những kiến thức về chăm sóc thú cưng

Dù kinh doanh bất cứ ngành nghề công việc gì thì điều cần nhất chính là bạn phải có sự hiểu biết nhất định và có kiến thức về ngành nghề, công việc đó. Sẽ rất khó để một người mở tiệm spa thú cưng có lãi mà chỉ kinh doanh cảm tính, tùy tiện và không có một chút kinh nghiệm nào về việc này. 

Do đó, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức này nếu muốn kinh doanh dịch vụ chăm sóc thú cưng thành công:

  • Bạn cần có sự hiểu biết cơ bản về những loài thú cưng mà bạn có ý định kinh doanh. Bạn phải nắm được đặc điểm ngoại hình, tính cách, thức ăn,… của từng loại thú cưng. Bạn cũng nên tìm hiểu để biết về một số bệnh tật thường gặp ở thú cưng, cách điều trị cơ bản những loại bệnh đó cho thú cưng. 
  • Bạn cần có kiến thức cơ bản đến chuyên sâu để làm đẹp ngoại hình cho thú cưng như: cắt tỉa lông, cắt tỉa móng, tắm gội, dùng nước hoa/phụ kiện cho thú cưng,…Bạn cũng cần thực hành những việc này hàng ngày thì mới thành thục, khiến thú cưng hài lòng là cách bạn có được nhiều khách hàng.

Ngoài ra để nắm vững kiến thức về chăm sóc thú cưng và trở thành một chuyên gia Grooming thú cưng có tay nghề cao, bạn có thể tham khảo khóa học đào tạo Grooming tại Grooming School Học Cắt Tỉa Lông Chó

Khóa học này không chỉ giúp bạn học được các kỹ thuật Grooming cơ bản mà còn cung cấp kiến thức chuyên sâu về cách chăm sóc và làm đẹp cho thú cưng của mình hoặc của khách hàng. Bạn sẽ được hướng dẫn bởi những chuyên gia có kinh nghiệm, chia sẻ những bí quyết và kỹ thuật hàng đầu trong ngành. Khóa học sẽ giúp bạn xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển cá nhân và sự thành công trong ngành chăm sóc thú cưng

Dịch vụ Spa chó mèo
Dịch vụ Spa chó mèo

Tìm địa điểm hợp lý để mở spa thú cưng

Dịch vụ chăm sóc thú cưng của bạn chất lượng thực sự nhưng vị trí cửa hàng xa khu dân cư, nằm trong góc khuất, khó tìm, không tiện đi lại, đỗ xe,…thì việc kinh doanh cũng sẽ gặp bất lợi.

Có thể thấy, vị trí cửa hàng đóng vai trò quan trọng quyết định thành công của việc kinh doanh Grooming thú cưng của bạn. Vị trí spa thú cưng không nhất thiết phải nằm ở các trục đường giao thông chính nhưng bạn hãy cố gắng chọn vị trí cửa tiệm gần khu dân cư, trường học, chợ, thuận tiện cho việc đi lại, dễ tìm, có chỗ đỗ xe,… 

Xây dựng chiến lược kinh doanh, marketing cụ thể

Khi bạn là nhân viên của cửa hàng chăm sóc thú cưng thì bạn chỉ có kinh nghiệm làm việc. Tay nghề của bạn có thể cao nhưng khi đứng ở vị trí của một chủ cửa hàng bạn cần có kiến thức kinh doanh. Nếu xây dựng chiến lược kinh doanh, marketing sơ sài thì rất khó để làm ăn hiệu quả khi mở spa chó mèo.

Chính vì vậy, dù bạn mở cửa hàng chăm sóc thú cưng nhỏ hay lớn thì hãy luôn nhớ phải xây dựng chiến lược kinh doanh, quảng cáo chi tiết. Như vậy mới có thể thu hút số lượng lớn khách hàng đến với cửa hàng của mình và kinh doanh có lãi thực sự. 

Lựa chọn nguồn hàng chất lượng, nhà phân phối uy tín

Kinh doanh dịch vụ chăm sóc thú cưng bạn sẽ phải nhập rất nhiều hàng hóa, trang thiết bị, phụ kiện,… phục vụ cho công việc kinh doanh. Nhưng thị trường có quá nhiều sản phẩm với mẫu mã, nguồn gốc khác nhau. Với một người lần đầu tiên kinh doanh Grooming thú cưng, bạn cảm thấy thực sự hoang mang và khó mà đưa ra sự lựa chọn chính xác.

Do đó, bạn hãy dành thời gian tìm hiểu từng sản phẩm, từng đơn vị cung ứng, xem đánh giá của các khách hàng trước đó. Tuyệt đối không ham giá rẻ mà cần tỉnh táo để lựa chọn nguồn hàng chất lượng, nhà phân phối uy tín, có nhiều mức giá để khách hàng lựa chọn.

Nếu bạn kinh doanh thú cưng thì cần chọn con giống có sức khỏe tốt, đẹp mã, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng,…

Thiết kế, trang trí cửa hàng chăm sóc thú cưng đẹp, độc, lạ

Cách trang trí, bày biện cửa hàng chính là điểm thu hút khách hàng đầu tiên. Nên nếu cửa hàng quá đơn sơ, không có gì đặc biệt trong cách trang trí thì lập tức sẽ mất điểm trong mắt khách hàng ngay từ khi họ đặt chân vào đến cửa của spa. 

Do đó, khi bày biện, trang trí cửa hàng, bạn cần tạo điểm nhấn, sự khác biệt cho spa của riêng mình. Việc này không chỉ tạo ấn tượng sâu sắc với khách hàng mà còn tạo sự hứng thú cho cả thú cưng.

Thiết kế, trang trí cửa hàng chăm sóc thú cưng đẹp, độc, lạ giúp bạn kinh doanh dịch vụ chăm sóc thú cưng thành công 
Thiết kế, trang trí cửa hàng chăm sóc thú cưng đẹp, độc, lạ giúp bạn kinh doanh dịch vụ chăm sóc thú cưng thành công

Trên đây là những chia sẻ thiết thực nhất về những thứ cần chuẩn bị khi kinh doanh dịch vụ chăm sóc thú cưng, cách dự trù kinh phí khi mở spa chó mèo cùng những kinh nghiệm mở cửa hàng Grooming thú cưng thành công. Chúc các bạn thành công!

Contact Me on Zalo