[CẢNH BÁO] Chó bị rụng lông ở đuôi phải làm sao?

Chó bị rụng lông đuôi là vấn đề rất thường hay gặp ở chó. Đây không chỉ là vấn đề liên quan đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn ở chó. Trong bài viết sau chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những nguyên nhân phổ biến khiến chó bị rụng lông ở đuôi và đưa ra những biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Tại sao đuôi chó bị rụng lông?
Tại sao đuôi chó bị rụng lông?

Tại sao chó bị rụng lông đuôi?

Dựa vào các dấu hiệu và biểu hiện trên da và lông bạn có thể dễ dàng suy luận ra nguyên nhân của tình trạng này. Dưới đây là một số các lý do mà chó có thể bị rụng lông ở đuôi:

Ve, rận ký sinh

Khi bị ve, rận ký sinh, chó thường hay gãi nặng ở phần đuôi, gây ra các vết xước trên da, dẫn đến tình trạng rụng lông. Đối với những loài chó có bộ lông dài, dày và ẩm ướt thì đây lại là môi trường lý tưởng cho ve, rận phát triển.

Cho bị bệnh ghẻ đuôi

Ghé là một vấn đề da liễu phổ biến ở chó, nó tạo ra nhiều tác động tiêu cực đến vật chủ và đặc biệt là vùng đuôi. Ghẻ gây ra sự kích thích viêm nhiễm da, do ngứa và sự kích thích này làm cho chó liên tục gãi và nặng lông, dẫn đến tình trạng rụng lông ở khu vực này.

Bệnh ghẻ thường sẽ đi kèm với sự xuất hiện của dịch tiết từ da, có thể là mủ hoặc là dịch nhầy. Vùng da bị nhiễm ghẻ có thể đỏ lên hoặc sưng và đôi khi đóng vảy do bị tổn thương.

Bệnh ghẻ không chỉ gây ra tình trạng rụng lông nặng ở đuôi mà còn làm cho chó cảm thấy rất không thoải mái. Việc điều trị kịp thời tình trạng da bị nhiễm ghẻ là hết sức quan trọng để ngăn chặn sự phát triển của bệnh và khiến da của thú cưng luôn trong tình trạng khỏe mạnh.

Bị bệnh nấm da ở chó

Có rất nhiều chủng nấm khác nhau ký sinh trên da và lông của chó, nó có thể gây ra tình trạng rụng lông, nổi đỏ hoặc là vảy gàu trên chó. Khi chó bị mắc bệnh nấm da bạn nên đưa thú cưng của mình đến các cơ sở thú y để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chó ăn quá mặn

Chế độ ăn quá mặn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho chó của bạn, trong đó có tình trạng rụng lông, đặc biệt là ở vùng đuôi. Thức ăn quá mặn có thể gây kích thích trên da và làm tăng cảm giác ngứa của chó. 

Nếu chó phản ứng lại bằng cách gãi hoặc liếm có thể dẫn đến tình trạng nổi mụn hoặc rụng lông, đặc biệt là ở vùng đuôi. Để kiểm soát được tình trạng này bạn có thể điều chỉnh lại khẩu phần ăn hằng ngày của chó. Chọn các loại thức ăn cho chó có thành phần dinh dưỡng cân đối và lưu ý giảm mức muối có trong khẩu phần ăn.

Khẩu phần ăn quá mặn cũng khiến chó bị rụng lông đuôi
Khẩu phần ăn quá mặn cũng khiến chó bị rụng lông đuôi

Bệnh Cushing

Rụng lông ở đuôi có thể là dấu hiệu cho thấy chó của bạn đã mắc bệnh Cushing, bệnh này xuất hiện bởi sự sản xuất quá mức cortisol. Nếu không được điều trị kịp thời thì các dấu hiệu nghiêm trọng hơn sẽ xuất hiện nên khi phát hiện bệnh bạn nên chủ động đưa chó đến các cơ sở thú ý để thăm khám và điều trị kịp thời.

Cách Điều Trị Chó Bị Rụng Lông ở Đuôi Tại Nhà

Dưới đây là các bước điều trị cho chó khi bị rụng lông đuôi tại nhà khi bị nhẹ mà bạn có thể tham khảo

Bước 1: Kiểm tra tình trạng bệnh và ngăn không cho chó gãi

Bạn nên tìm vị trí da bị ngứa và tìm cách ngăn không cho chó gãi hoặc cắn vào phần da bị ngứa để tránh bị tổn thương thêm.

Bước 2: Lau sạch vùng da bị tổn thương bằng oxy già và nước

Sử dụng dung dịch oxy già pha sẵn để vệ sinh phần da bị ngứa giúp loại bỏ bụi bẩn và ngăn chặn vi khuẩn phát triển.

Bước 3: Dùng thuốc xịt chống ngứa

Sử dụng thuốc xịt chống ngứa phun lên bề mặt da bị tổn thương. Điều này giúp làm giảm cảm giác ngứa và kích thích.

Bước 4: Bôi mỡ kháng sinh và dán miếng dán y tế

Dùng mỡ kháng sinh bôi lên phần da bị viêm nhiễm rồi sau đó đặt miếng dán y tế lên để bảo vệ vết thương khỏi bụi bẩn và những kích thích bên ngoài.

Bước 5: Quấn gạc y tế và sử dụng băng keo dán

Quấn gạc y tế quanh vùng da bị ảnh hưởng và sử dụng băng keo dán để cố định vết thương. Điều này giúp bảo vệ vùng da bị tổn thương và ngăn ngừa chó liếm hoặc gãi vào khu vực đó.

Bước 6: Hạn chế chó đụng đến khu vực điều trị

Các bạn nên giữ không cho chó đi ra ngoài, sử dụng dây xích để xích chúng lại và xịt nước có vị đắng lên vùng băng keo dán. Điều này giúp hạn chế chó chạm vào khu vực điều trị bằng miệng.

Ngoài ra nếu chó có biểu hiện rụng lông ở phần đuôi nặng(rụng nhiều, có mủ, mùi hôi khó chịu), bạn cần đưa thú cưng tới gặp ngay bác sĩ thú y để được điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm:

[BẬT MÍ] Chó bị rụng lông nhiều phải làm sao? Cách chăm sóc lông chó đúng cách

Cần lưu ý gì khi điều trị cho chó bị rụng lông đuôi

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Tạo một chế độ ăn uống phù hợp để cải thiện sức khỏe của chó và giảm rụng lông. Bổ sung Omega 3 từ thịt, cá, dầu olive, đậu và vitamin B. Đảm bảo cung cấp đủ nước và tránh ăn nhiều thức ăn có vị mặn
  • Sử dụng các loại thuốc đặc trị: Áp dụng các loại thuốc trị rụng lông có thể là thuốc tiêm, bôi ngoài da hoặc thuốc uống. Nghe lời khuyên từ các bác sĩ thú y để chọn loại thuốc phù hợp và kích thích mọc lông nhanh hơn.
  • Áp dụng việc chải lông thường xuyên: Thực hiện việc chải lông đều đặn giúp bạn loại bỏ được lông cũ và bụi bẩn, giúp lông mọc khỏe khoắn, mượt mà hơn. Nên sử dụng lược chải chó chuyên dụng để giữ cho lông mượt và thư giãn cho chó.
  • Giữ cho môi trường sống sạch sẽ và thoáng mát: Trong mùa hè nóng ẩm nên duy trì sự sạch sẽ và thoáng mát cho môi trường sống của chó. Thường xuyên sử dụng máy hút bụi và làm sạch chuồng trại. Điều này giúp ngăn chặn mùi hôi và sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc
  • Chăm sóc chuồng và đệm của chó: Bảo dưỡng chuồng và đệm của chó bằng cách vệ sinh ít nhất mỗi tuần một lần. Điều này giúp giữ môi trường sống sạch sẽ và hạn chế các tác nhân gây rụng lông.
Chải lông cho cún thường xuyên
Chải lông cho cún thường xuyên

Cách phòng tránh chó bị rụng lông đuôi

Dưới đây là một số cách phòng tránh chó bị rụng lông ở đuôi bạn cần biết:

  • Kiểm tra sức khỏe và tiêm phòng đầy đủ: Hãy duy trì lịch trình kiểm tra sức khỏe định kỳ và tiêm phòng cho chó. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ thú y để ngăn chặn bệnh tật, đặc biệt là những vấn đề ngoài da.
  • Bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho thú cưng: Đảm bảo chó nhận đủ dưỡng chất từ khẩu phần ăn hàng ngày. Đổi đồ ăn thường xuyên để tránh sự nhàm chán và hạn chế thức ăn quá mặn.
  • Vệ sinh và tắm gội bằng sữa tắm chuyên dụng: Thực hiện vệ sinh cho chó bằng cách sử dụng các sản phẩm tắm gội chuyên dụng, tránh dùng các sản phẩm của người. Điều này giúp giữ cho lông và da sạch sẽ và không gây kích ứng.
  • Hoạt động và dạo chơi thường xuyên: Dành thời gian để dẫn chó đi dạo và tham gia các hoạt động thể dục. Điều này giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, duy trì môi trường sống sạch sẽ và thoáng mát.
  • Chải lông đúng cách: Chải lông cho chó ít nhất một lần mỗi ngày để giữ lông mềm mại và không rụng quá mức. Việc này không chỉ giúp lông mềm mại mà còn tạo cơ hội cho chủ nhân thể hiện tình cảm và sự quan tâm đối với chó.

Xem thêm:

[BẬT MÍ] Chó thay lông trong bao lâu?

20+ Giống chó không rụng lông cho các sen bị dị ứng với thú cưng

Bài viết trên đã tổng hợp chi tiết những thông tin về việc rụng lông đuôi ở chó, từ nguyên nhân cách phòng ngừa đến các biện pháp giúp làm giảm tình trạng chó bị rụng lông đuổi. Hy vọng những kinh nghiệm hữu ích trong bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình chăm sóc những chú cún cưng của mình.

 

Contact Me on Zalo