[TỔNG HỢP] 3+ Thuốc trị bệnh nấm mèo ở người hiệu quả nhất 2023

Thuốc trị nấm mèo ở người hiệu quả nhất không thể không kể tới như: Terbinafine, Clotrimazole, Miconazole. Cùng Hoccattialongcho tìm hiểu chi tiết từng loại thuốc ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Thuốc trị bệnh nấm mèo ở người
Thuốc trị bệnh nấm mèo ở người

Top #3 thuốc trị nấm mèo ở người hiệu quả 

Nấm mèo ở người là một căn bệnh thường thấy hiện nay. Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh nấm mèo, đặc biệt là khi tiếp xúc trực tiếp với mèo bị bệnh. Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh của mỗi người.

Đối với những người phát hiện bệnh sớm, điều trị bằng thuốc ngoài da sẽ có hiệu quả. Tuy nhiên, đối với những tình trạng nặng hơn, không được điều trị sớm thì sẽ cần bổ sung thêm thuốc uống như kháng sinh.

Tùy vào cơ địa mỗi người, mức độ nặng nhẹ và lây lan của nấm mèo trên da mà các bác sĩ da liễu sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.

Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc ở nhà mà không có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Có rất nhiều loại thuốc trị nấm mèo ở người được bán ở các hiệu thuốc hiện nay. Tuy nhiên, vẫn phải có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng. Dưới đây là 3 loại thuốc an toàn điều trị cho người bị nấm mèo:

[NHẬN BIẾT] Triệu chứng bị nấm mèo ở người

Terbinafine

Chống chỉ định

Thuốc Terbinafine được sử dụng nhiều trong điều trị nấm trên da, trong đó có nấm mèo. Thế nhưng, các thành phần trong thuốc sẽ không phù hợp với những người như sau:

  • Người có làn da nhạy cảm, tiền sử dễ bị nổi mẩn đỏ, dị ứng sau khi sử dụng các loại kem bôi nói chung và thuốc có chứa Terbinafine nói riêng.
  • Nữ giới đang trong thai kỳ hoặc vẫn đang nuôi con bằng sữa mẹ không nên sử dụng thuốc sẽ làm ảnh hưởng đến em bé.
  • Những người đang mắc các bệnh khác, hệ miễn dịch suy giảm.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi cần có sự hỗ trợ từ người giám hộ và cha me.

Cách sử dụng

Về cách sử dụng, thông thường bác sĩ da liễu sẽ khuyến khích sử dụng theo 3 cách sau đây:

  • Sử dụng trực tiếp trên bề mặt da bị nấm mèo: Sau khi tắm và lau khô cơ thể, đặc biệt là vùng da bị tổn thương, người bệnh sẽ tiến hành sử dụng thuốc. Thuốc bôi ngoài da chỉ nên bôi 1 lớp mỏng vừa phải, và sử dụng kiên trì để đạt được hiệu quả tối đa.
  • Sử dụng qua đường uống: Người mắc các bệnh dạ dày viêm loét sẽ được khuyến khích sử dụng thuốc dạng viên nén sau khi ăn no. Không nên uống thuốc khi bụng đói sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Sử dụng bằng dạng hạt: Loại này được sản xuất và thiết kế dành cho người muốn kết hợp thuốc cùng bữa ăn như cháo hoặc súp. Các bạn có thể trộn vào cùng thức ăn và theo liều lượng được chỉ định.

Liều lượng

Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Vì trong một số trường hợp sử dụng quá liều sẽ gây kích ứng nặng và nhiều hệ quả khác. Cụ thể liều dùng sẽ được phân chia như sau:

  • Đối với người trưởng thành: Không được sử dụng quá 250mg/lần/ngày đối với dạng viên nén hay dạng hạt. Đối với dạng kem bôi thì chỉ nên dùng mỗi ngày 1 lần.
  • Đối với trẻ em từ 4 đến 18 tuổi: 62.5mg/lần/ngày đối với trẻ dưới 20kg. Đối với trẻ cân nặng trên 20kg có thể dùng tối đa 125mg/lần/ngày.
Thuốc Terbinafine chuyên trị nấm mèo ở người
Thuốc Terbinafine chuyên trị nấm mèo ở người

Thuốc bôi nấm mèo ở người Clotrimazole

Bên cạnh Terbinafine thì Clotrimazole cũng là loại thuốc được kê đơn nhiều nhất đối với bệnh nấm mèo ở người. Tuy nhiên, thuốc này được điều chế dưới dạng kem bôi ngoài da, trực tiếp lên vùng da bị tổn thương do nấm. Một số thông tin cụ thể như sau:

Chống chỉ định

Do là thuốc bôi ngoài da, nên chống chỉ định sẽ được hạn chế hơn so với thuốc sử dụng đường uống. Cụ thể những người không được dùng thuốc này như sau:

  • Người có làn da nhạy cảm, dễ nổi mẩn đỏ hay dị ứng với thuốc bôi ngoài da. Tiền sử dị ứng với thuốc bôi da hoặc các loại thuốc có chứa thành phần mang tên imidazole
  • Những người đang điều trị các căn bệnh khác hoặc đang chuẩn bị cho phẫu thuật, tiểu phẫu…Lúc này người bệnh nên thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng bệnh của mình để bác sĩ lên đơn thuốc phù hợp.

Cách sử dụng

  • Người bệnh sẽ được khuyến khích sử dụng sau khi đã vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đặc biệt là vùng da bị tổn thương. Đồng thời, để đảm bảo vệ sinh, người bệnh có thể sử dụng tăm bông để lấy thuốc bôi trên da thay vì sử dụng tay. 
  • Mỗi ngày chỉ nên bôi tối đa 2 lần hoặc nhiều hơn nếu theo chỉ định của bác sĩ. Thời gian bôi sẽ được lên phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi người.

Không được tự ý tăng số lần bôi thuốc trong ngày hoặc tăng thời gian bôi. Điều này không giúp bệnh nhanh khỏi hơn mà chỉ mang lại nhiều tác dụng phụ hoặc bị lờn thuốc.

  • Nên bôi thuốc trên da với một lớp mỏng nhưng đủ vào vùng da đang bị tổn thương. Sau khi bôi cần đợi thuốc thấm hoàn toàn vào da để tránh tình trạng thuốc ẩm ướt và dính vào quần áo. Không nên che đậy da bị tổn thương bằng băng gạc nếu không có chỉ định từ bác sĩ.
  • Ngưng sử dụng nếu các vết nấm không thuyên giảm mà ngược lại còn lây lan, tiến triển nhanh hơn. Trong trường hợp này cần thông báo với bác sĩ để có hướng điều trị khác tốt hơn.
  • Không để thuốc tiếp xúc với các vùng da nhạy cảm như mắt, mũi, miệng…
Bôi thuốc lên vùng da bị nhiễm nấm mèo
Bôi thuốc lên vùng da bị nhiễm nấm mèo

Liều lượng

  • Đối với nấm Pedis: Nên sử dụng thuốc để bôi trên da 2 lần mỗi ngày trong một khoảng thời gian giống nhau. Duy trì sử dụng thuốc trong 4 tuần đến 8 tuần để thấy được hiệu quả rõ rệt nhất.
  • Đối với nấm da Corporis: Nên sử dụng thuốc để bôi trên da 2 lần mỗi ngày trong một khoảng thời gian giống nhau. Duy trì sử dụng thuốc trong 4 tuần để thấy được hiệu quả rõ rệt nhất.
  • Đối với nấm Candida: Nên sử dụng thuốc để bôi trên da 2 lần mỗi ngày trong một khoảng thời gian giống nhau. Duy trì sử dụng thuốc trong 2- 4 tuần để thấy được hiệu quả rõ rệt nhất.
[TÌM HIỂU] Bị nấm mèo ở người kiêng ăn gì?

Miconazole

Miconazole là cái tên cuối cùng mà bài viết muốn đề cập đến trong danh sách thuốc trị nấm mèo ở người. Tương tự như 2 loại thuốc ở trên, thuốc này có những thông tin cần lưu ý như sau:

Chống chỉ định

  • Người quá nhạy cảm với thành phần của thuốc hoặc có tiền sử dị ứng với thành phần Miconazole.
  • Những người có nguy cơ mắc các bệnh về gan hoặc đang trong quá trình điều trị bệnh gan.

Cách sử dụng

  • Bôi ngoài da sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vùng da bị nấm mèo.
  • Khi có bất kỳ dấu hiệu, tác dụng phụ nào lên sức khỏe như ngứa rát, chóng mặt, hoặc buồn nôn, người bệnh cần ngưng sử dụng và báo cho bác sĩ.
  • Chỉ nên dùng đúng liều, không dùng quá liều đã được chỉ định.

Liều lượng

  • Đối với thuốc bôi hoặc xịt ngoài da nên sử dụng 2 lần mỗi ngày và duy trì 4 tuần để thấy được hiệu quả rõ rệt nhất.
  • Trẻ em khi sử dụng thuốc cần có sự hướng dẫn hoặc giúp đỡ của người lớn.
Liều dùng phải tuân theo chỉ định của bác sĩ
Liều dùng phải tuân theo chỉ định của bác sĩ

Có nên sử dụng thuốc uống trị nấm mèo ở người không? 

Nấm mèo ở người tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng vẫn có thể trở nặng ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh.

Thông thường, các phác đồ điều trị cho người mới phát bệnh là các loại thuốc bôi ngoài da. Trong vòng từ 2 đến 4 tuần, thuốc sẽ phát huy công dụng điều trị hiệu quả.

Thế nhưng đối với những trường hợp mẫn cảm với thuốc bôi da, hoặc trong trường hợp bệnh nặng hơn thì bác sĩ cho người bệnh sử dụng thuốc uống.

Có nên dùng thuốc uống trị nấm mèo?
Có nên dùng thuốc uống trị nấm mèo?

Những loại thuốc trị nấm mèo ở người đã được Học Viện Học Cắt Tỉa Lông Chó điểm danh qua trong bài viết trên. Cùng với đó là hướng dẫn sử dụng và chỉ định rất rõ ràng. Hy vọng thông tin này sẽ giúp ích cho bạn đọc, đặc biệt là những người đang mắc bệnh nấm mèo. 

Contact Me on Zalo