[A-Z] Cách điều trị bệnh viêm da có mủ ở mèo tại nhà

Mèo bị viêm da có mủ là căn bệnh ngoài da rất nguy hiểm. Bởi nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến hoại tử, nhiễm trùng nặng. Thậm chí là gây tử vong. Do đó, nhận biết sớm các dấu hiệu và có cách điều trị là giải pháp quan trọng hàng đầu. Cùng tìm hiểu vấn đề này ngay trong bài viết sau đây nhé!

Mèo bị lở loét da phải làm sao?
Mèo bị lở loét da phải làm sao?

Dấu hiệu nhận biết mèo bị viêm da có mủ

Viêm da có mủ ở mèo thường được chia thành 2 giai đoạn của bệnh. Ở mỗi giai đoạn triệu chứng lại phản ánh tình trạng bệnh khác nhau. Ở giai đoạn nhiễm trùng nhẹ, các dấu hiệu để nhận biết sớm như sau:

  • Ngứa, gãi liên tục ở chỗ viêm
  • Rụng lông
  • Tổn thương da nhỏ và nhô lên
  • Xuất hiện mụn có mủ
  • Da bong tróc vảy
  • Tại khu vực nhiễm trùng có dịch tiết ra khô lại.

Tình trạng nhiễm trùng xuất hiện bất kỳ ở phần da nào của mèo hoặc tại các nếp gấp trong có vết rách sâu. Khi bệnh chuyển sang viêm mủ da sâu chính là giai đoạn nhiễm trùng thứ hai.

Viêm da có mủ ở mèo
Viêm da có mủ ở mèo

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da có mủ ở mèo

Theo chuyên gia Linh Kimi, có rất nhiều nguyên nhân để gây nên bệnh mèo bị viêm da có mủ. Trong đó, Pasteurella multocida chính là nguyên nhân hàng đầu. Vi khuẩn này sẽ trú ngụ trên da và khi xuất hiện các vết thương nhỏ, chúng sẽ xâm nhập và gây viêm nhiễm, lở loét.

Đặc biệt, những cá thể mèo mắc các bệnh nội tiết như cường giáp, dị ứng với thực phẩm hoặc bọ chét hay mèo bị nhiễm nấm hoặc ký sinh trùng Demodex sẽ thường có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.

Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh viêm da có mủ ở một số loại giống mèo rất cao như:

  • Mèo lông ngắn
  • Da nhăn có nhiều nếp gấp
  • Các vết chai ở trên da
Hình ảnh mèo bị viêm da mủ tại phần đầu
Hình ảnh mèo bị viêm da mủ tại phần đầu

Cách chữa trị mèo bị viêm da có mủ

Khi mèo bị lở loét da có mủ, chủ Pet cần có biện pháp điều trị hợp lý để giảm thiểu tình trạng lây nhiễm và tái phát hiệu quả. Bạn có thể tham khảo cách điều trị cụ thể qua từng bước dưới đây.

Bước 1: Cắt tỉa lông quanh vùng bệnh

Việc cắt tỉa lông không chỉ giúp thú cưng giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu do chất dịch bám lên mà còn có công dụng loại sạch bỏ nơi trú ngụ của các vi khuẩn, ký sinh gây bệnh. Và việc cắt tỉa này cũng cần được thực hiện một cách khoa học.

Đầu tiên, chủ Pet cần dùng tông đơ để cắt bỏ hết các đám lông trên vùng da bị viêm nhiễm.Tiếp theo, xung quanh 4 hướng vùng nhiễm, ta cắt mở rộng thêm 2.5cm.

Cắt tỉa lông quanh vùng da bị nhiễm
Cắt tỉa lông quanh vùng da bị nhiễm

Bước 2: Làm sạch vùng da nhiễm

Việc cắt tỉa lông chỉ mới loại bỏ nơi cư trú của ký sinh mà chưa thể làm sạch máu, bụi bẩn và vi khuẩn trên da. Vậy nên, chủ Pet cần pha hỗn hợp oxy già với nước theo tỷ lệ 2:1, rồi dùng khăn mềm sạch nhúng vào hỗn hợp rồi lại lau lên da.

Cứ 1 lần sau lại nhúng lại 1 lần nước. Cứ tiếp tục cho đến tất cả vùng da bị viêm nhiễm được đảm bảo đã được làm sạch.

Bước 3: Sát khuẩn, khử trùng vết thương

Tiếp theo, ta cần sử dụng thuốc sát trùng chuyên dụng cho vật nuôi bôi lên quanh bề mặt vùng da bị viêm nhiễm bệnh. Điều này sẽ giúp vết thương được giảm triệu chứng ngứa ngáy hiệu quả trong suốt thời gian điều trị.

Lau sạch và sát khuẩn vết thương
Lau sạch và sát khuẩn vết thương

Bước 4: Đeo vòng cho mèo

Để thú cưng của bạn không liếm hoặc cắn vào vùng da được điều trị do ngứa, chủ pet nhớ dùng vòng đeo cổ để đeo vào cho mèo nhé.

Và đừng quên kiên trì thực hiện các bước chữa trị trên mỗi ngày và nhớ kết hợp thêm các loại sữa tắm chuyên dụng để quá trình này được diễn ra nhanh chóng và đạt được kết quả tốt nhất.

Xem thêm:

Hướng dẫn Cách trị viêm da cho mèo tại nhà an toàn, hiệu quả

[TÌM HIỂU] Mèo bị viêm da dị ứng phải làm sao?

Hướng dẫn phòng ngừa bệnh tái phát

Bên cạnh chú trọng việc điều trị đúng cách khi mèo bị viêm da có mủ thì việc ngăn ngừa và phòng chống bệnh tái phát cũng vô cùng quan trọng.

  • Vệ sinh môi trường sống của mèo: Hãy thường xuyên làm sạch các khu vực sinh hoạt của thú cưng, nệm và ga nơi ngủ cần được thay giặt theo định kỳ. Đặc biệt, tránh đặt mèo ngủ tại những nơi không sạch sẽ và ẩm mốc, thiếu thoáng mát.
  • Tắm rửa với sữa tắm chuyên dụng: Thường xuyên tắm rửa với các sản phẩm chuyên dụng và làm sạch vết thương với dung dịch benzoyl peroxide.
  • Chải và cắt tỉa lông theo định kỳ:  để giúp thú cưng vừa được thư giãn lại vừa loại bỏ được ve, rận.
  • Nhớ đưa thú cưng thăm khám định kỳ:  để kiểm tra sức khỏe và sớm phát hiện bệnh kịp thời nhé.

Như vậy, bài viết trên đây, Học Cắt Tỉa Lông Chó đã cung cấp mọi thông tin về cách nhận biết, nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa khi mèo bị viêm da có mủ. Hy vọng, với những kiến thức hữu ích này sẽ giúp thú cưng của bạn sớm khỏi bệnh và luôn mạnh khỏe.

Contact Me on Zalo