Cạo lông chó có tốt không? Những điều cần lưu ý khi cạo lông cho chó

Cạo lông cho chó có tốt không? Việc cạo lông chó chỉ nên thực hiện khi được chỉ định từ bác sĩ thú ý, còn các trường hợp khác theo chuyên gia Linh Kimi khẳng định là không nên cạo. Cùng hoccattialongcho.com tìm hiểu rõ vấn đề này ngay trong bài viết này nhé!

Có nên cạo lông chó không?
Có nên cạo lông chó không?

Cạo lông cho chó có tốt không?

Câu trả lời từ hoccattialongcho.com là ”KHÔNG”. Việc cạo lông cho chó hoàn toàn không nên được thực hiện. Cụ thể, bạn có thể đi vào giải đáp chi tiết vấn đề này trong từng trường hợp nhất định như sau:

Nên cạo lông chó khi nào?

Theo chuyên gia Linh Kimi, việc áp dụng cách cạo lông chó tại nhà chỉ nên được thực hiện khi cún đang mắc các bệnh lý về da như viêm nhiễm, ký sinh trùng,… và cần được hỗ trợ điều trị y tế.

Lúc này, việc cạo lông sẽ giúp việc bôi thuốc, theo dõi, điều trị được dễ dàng, thuận lợi hơn, giúp việc điều trị đạt được hiệu quả cao nhất và hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Cạo lông cho chó tại nhà
Cạo lông cho chó tại nhà

Cạo lông có giúp chó giải nhiệt mùa hè không?

Câu trả lời là ‘’KHÔNG’’. Việc cạo lông cho cún là hoàn toàn không nên, thậm chí nó còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về sức khoẻ cho cún cưng. 

Bởi bộ lông của chó đóng vai trò như một chất cách nhiệt tự nhiên với hai lớp. Trong đó, lớp trong mỏng mịn hơn có tác dụng tự điều hòa thân nhiệt cơ thể với khả năng làm mát vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông. Lớp ngoài dày hơn thì giữ vào trò bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường. 

Thêm vào đó, chó cũng không có tuyến mồ hôi thoát nhiệt trên da như người mà việc giải nhiệt chủ yếu được thực hiện qua lưỡi và lớp đệm chân.

Cho nên, cạo lông cho chó để giúp cho mát mẻ hơn vào mùa hè có thể nói là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Điều này chẳng những không mang lại tác dụng giải nhiệt cho cún cưng trong thời tiết nóng bức mà còn khiến chức năng bộ lông bị ảnh hưởng, từ đó làm tăng nguy cơ gây sốc nhiệt cũng như da bị cháy nắng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời ở cún cưng.

Cạo lông chó có giúp giảm tình trạng rụng lông không?

Đây cũng là một quan niệm sai lầm mà bạn cần loại bỏ ngay trong quá trình nuôi thú cưng.

Thực chất, rụng lông là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường ở các loài chó mèo nhằm giúp thích nghi với các điều kiện thời tiết tốt hơn ở mỗi mùa khác nhau, và nó hoàn toàn không liên quan đến việc lông dài hay lông ngắn.

Ngay cả khi cún nhà bạn có bộ lông ngắn thì việc rụng lông vẫn diễn ra theo mùa như bình thường. Đây chỉ là một cơ chế hết sức tự nhiên của loài chó giúp bảo vệ chúng tốt hơn dưới các điều kiện thời tiết khác nhau.

Do đó, bạn không thể nào ngăn chặn cơ chế rụng lông bằng cách cạo lông cho chó được. Thậm chí điều này còn khiến lớp da bảo vệ của chúng bị loại bỏ, từ đó dễ gặp tổn thương hơn dưới các tác động từ môi trường bên ngoài.

Cạo lông phần thân cho chó
Cạo lông phần thân cho chó

Xem thêm:

Chó bị viêm da có nên cạo lông không? – Giải đáp từ chuyên gia

Cạo lông chó có giúp lông mọc lại đẹp hơn không?

Câu trả lời cũng là ‘’KHÔNG’’. Thông thường ở những loài chó lông kép (có hai lớp lông), tốc độ mọc lông ở mỗi lớp sẽ hoàn toàn khác nhau. Nếu cạo đi sẽ có thể làm hỏng các lớp lông vĩnh viễn.

Bởi lớp lông mới mọc sẽ không thể đồng đều như lớp lông cũ, thậm chí còn trở nên mỏng và yếu hơn cũng dễ bị thay đổi màu sắc không như mong muốn.

Cần lưu ý gì khi cạo lông cho chó?

Như vậy, qua những phân tích trên, hẳn là bạn đã biết cạo lông cho chó có tốt không? Muốn cạo lông an toàn, đúng cách cho cún cưng cũng như hạn chế như ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe trong quá trình, bạn nên lưu ý những điều quan trọng như sau:

  • Tránh cạo lông cho cún quá sát da: Độ dài lông tối thiểu mà bạn nên giữ cho cún là khoảng 2.5cm sẽ giúp việc duy trì các chức năng của bộ lông vẫn được diễn ra ổn định, hiệu quả.
  • Lựa chọn tông đơ chuyên dụng phù hợp: Nếu cạo lông bằng tông đơ, nên chọn các loại ít tiếng ồn và thao tác thật nhẹ nhàng, dứt khoát theo chiều lông mọc. Tránh cạo đi cạo lại nhiều lần tại một vị trí khiến độ dài các lông không đều nhau, gây thẩm mỹ cho cún cưng.
  • Chú ý khi sử dụng tông đơ: Khi tông đơ quá nóng, không nên tiến hành cạo lông tiếp nhằm tránh cho việc cún sẽ bị bỏng hoặc thương.
  • Nhờ sự giúp đỡ: Ngoài ra, bạn cũng nên nhờ sự hỗ trợ của một người khác nếu cún không hợp tác trong quá trình cạo lông nhằm đảm bảo việc cạo lông được tiến hành suôn sẻ, thuận lợi nhất đồng thời tránh cho việc cún bị thương do quá sợ hãi, giật mình.
Lưu ý khi cắt tỉa vùng tai cho chó
Lưu ý khi cắt tỉa vùng tai cho chó

Hướng dẫn chăm sóc lông chó sau cạo đúng cách

Câu hỏi cạo lông cho chó có tốt không được giải đáp chi tiết ở trên, còn việc chăm sóc lông chó sau khi cạo thì sao? Bộ lông không chỉ là yếu tố giúp làm đẹp cho cún cưng mà còn giữ vai trò bảo vệ chúng khỏi các tác động từ bên ngoài.

Do đó, việc chăm sóc lông cho cún sau cạo là điều rất quan trọng giúp chúng có thể có được bộ lông chắc khỏe, mềm mượt và xinh đẹp nhất.

Để chăm sóc lông chó sau cạo đúng cách, bạn có thể thực hiện như sau:

Cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển và phục hồi bộ lông sau cạo. Theo đó, cún muốn có bộ lông mềm mượt, chắc khoẻ, phục hồi nhanh chóng và hạn chế tình trạng xơ rối thì cần phải đảm bảo được cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ với một chế độ ăn khoa học, hợp lý.

Trong đó, một số loại thức ăn mà bạn nên bổ sung thường xuyên cho cún trong giai đoạn này đó là:

  • Các loại thức ăn giàu vitamin, axit béo giúp bộ lông mềm mượt, chắc khoẻ hơn.
  • Lòng đỏ trứng gà giúp cung cấp hàm lượng protein dồi dào, có lợi cho quá trình hồi phục và phát triển của bộ lông. Tuy nhiên, với thực phẩm này, bạn cũng cần cân nhắc nên cho ăn với hàm lượng hợp lý.
  • Tránh lạm dụng quá nhiều, đặc biệt là với khẩu phần ăn của những chú cún con để tránh gây đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hoá.
  • Chó chó ăn bì lợn sạch lông và mỡ giúp làm mượt lông một cách nhanh chóng, hiệu quả.
  • Các loại thực phẩm thịt bò và thịt trâu sống, giúp cung cấp nguồn đạm tuyệt vời cho sức khỏe cũng như sự phát triển của bộ lông. Nhưng nên lưu ý tập cho cún ăn thịt bò, thịt trâu chín trước để làm quen rồi sau đó mới chuyển sang ăn sống trực tiếp.
  • Dùng hoa hồi nghiền nhỏ, và trộn vào thức ăn cho chó: Loại thảo dược này cũng được xem là thực phẩm rất tốt cho việc làm mượt bộ lông ở chó.
Bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho chó
Bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho chó

Chải lông chó ít nhất 2 lần/ngày

Để lông cún luôn duy trì được vẻ mượt mà và chắc khỏe thì việc chải lông chó thường xuyên mỗi ngày cũng là điều rất quan trọng và cần thiết.

Điều này nhằm mục đích giúp kích thích tuần hoàn máu dưới da, tăng sản xuất dầu và thúc đẩy sự phát triển của nang lông.

Ngoài ra, việc chải lông cũng sẽ giúp các sợi lông thừa, rụng, xơ rối được loại bỏ, từ đó tái tạo lớp lông mới giúp bộ lông trở nên mềm mại, óng mượt hơn.

Lựa chọn sữa tắm phù hợp

Làn da của cún sau khi cạo lông thường trở nên rất nhạy cảm, nên cần lựa chọn các loại sữa tắm chuyên dụng để tránh gây kích ứng cho da.

Tốt nhất trong giai đoạn này, nên chọn các loại sữa tắm có thành phần dịu nhẹ, an toàn hoặc các loại sữa tắm đặc trị nhằm giúp việc chăm sóc da lông đạt được hiệu quả tốt nhất.

Tắm định kỳ 2 lần/ tuần

Cùng với việc chải lông thường xuyên, việc tắm sạch sẽ cho cún cưng cũng nên được thực hiện định kỳ 2 lần/ tuần nhằm giúp cún duy trì được bộ lông mượt mà, sạch sẽ, loại bỏ được hoàn toàn bụi bẩn, vi khuẩn và các tác nhân gây hại, từ đó hạn chế tình trạng viêm nhiễm diễn biến nặng thêm.

Đồng thời, khi tắm nên sử dụng các loại dầu/ sữa tắm phù hợp như đã nêu trên để dưỡng lông tốt nhất cũng như tránh các vấn đề kích ứng cho da.

Tắm và sấy khô cho cún cưng
Tắm và sấy khô cho cún cưng

Diệt ký sinh trùng cho chó

Các loại ký sinh trùng như ve, rận, bọ chét,… là một trong những nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây nên bệnh lý viêm da ở chó khiến bộ lông bị ảnh hưởng chức năng cũng như tính thẩm mỹ, gây lở loét và rụng lông.

Vì vậy, trong quá trình chăm sóc lông cho cún, bạn cũng nên thường xuyên lưu ý diệt và phòng ngừa các loại ký sinh trùng bằng cách sử dụng thuốc xịt đặc trị hoặc tiêm phòng cho cún đầy đủ, định kỳ.

Điều này sẽ giúp bộ lông được bảo vệ tốt nhất dưới sự ký sinh của các loại ký sinh trùng và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý về da.

Những giống chó TUYỆT ĐỐI KHÔNG cạo lông

Việc cạo lông cho chó thường không được khuyến khích trừ trường hợp phục vụ cho mục đích điều trị các bệnh về da cho cún.

Tuy nhiên, cũng có những giống chó mà người nuôi thú cưng cần tuyệt đối không nên cạo lông cho chúng để tránh làm hỏng bộ lông của cún vĩnh viễn đó là các giống chó có bộ lông kép như: German Shepherd, Pomeranian (hay gọi là Phốc Sóc), Husky, Samoyed, Alaska Malamute,…

Bởi đặc thù bộ lông của chúng thường có 2 lớp trong ngoài khác nhau với tốc độ phát triển khác nhau. Nếu cạo đi sẽ rất khó để mọc lại như ban đầu, thậm chí là dẫn đến tình trạng lông mọc lởm chởm, trông rất mất thẩm mỹ.

Với những giống chó này, trừ trường hợp bắt buộc phải cạo lông theo yêu cầu của bác sĩ thì bạn tuyệt đối không nên tự ý tuỳ tiện tiến hành cạo lông.

Bài viết liên quan:

Hướng dẫn cách cạo lông máu cho Poodle đơn giản, tại nhà

Như vậy, qua bài viết trên, Học Cắt Tỉa Lông Chó đã giúp bạn giải đáp thắc mắc cạo lông cho chó có tốt không? Hy vọng bài viết trên mang đến cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích để có thể hỗ trợ việc chăm sóc thú cưng.

Contact Me on Zalo