Biết cách trị ghẻ cho chó Poodle tại nhà có thể giúp giảm triệu chứng, kiểm soát bệnh tình, và hỗ trợ quá trình điều trị từ bác sĩ thú y. Tuy nhiên, việc tự trị ghẻ cần thực hiện cẩn thận để tránh tình trạng lan truyền bệnh và tổn thương nhiều hơn. Cùng tìm hiểu chi tiết cách thực hiện ngay trong bài viết này nhé!
Hướng dẫn cách trị ghẻ cho chó Poodle
Hướng dẫn chữa ghẻ ở chó Poodle khi bị nhẹ
Chó Poodle bị ghẻ mủ ở thể nhẹ thường không cần nhất thiết đưa cún đến các phòng khám, bệnh viện thú y mà hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà cực kỳ đơn giản bằng một số bài thuốc dân gian.
Cụ thể, một số bài thuốc dân gian dùng để trị ghẻ ở chó Poodle khá hiệu quả mà bạn có thể tham khảo đó là:
- Hướng dẫn trị ghẻ cho chó Poodle bằng nước điếu: Với cách này, bạn thực hiện như sau: Lấy một chút nước điếu trong điếu thuốc lào với lượng dùng vừa đủ, sau đó dùng bông gòn thấm nước, thoa trực tiếp lên các vết ghẻ trên da.
Thực hiện liên tục trong vòng 3 ngày, mỗi ngày một lần sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện rõ rệt.
- Chữa ghẻ cho cún Poodle bằng tinh dầu bạc hà: Cách thực hiện bài thuốc này rất đơn giản như sau, chỉ cần dùng tinh dầu này thoa trực tiếp vào các vùng da viêm, ghẻ ở cún 2 – 3 lần mỗi ngày, trong vòng 7 – 10 liên tiếp là sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm rõ rệt.
- Chữa ghẻ cho cún Poodle bằng lá đào, lá xà cừ: Chuẩn bị 1 nắm lá xà cừ hoặc lá đào, sau đó rửa sạch, đun sôi cùng nước và một vài hạt muối trắng.
Dùng nước này tắm cho cún cưng từ 2 – 3/ lần trong vòng 2 – 3 tuần liên tiếp sẽ thấy các vết ghẻ được cải thiện đáng kể do tinh chất có trong lá đào và lá xà cừ có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm rất hiệu quả.
Xem thêm:
Hướng dẫn cách trị chó bị ghẻ tại nhà từ chuyên gia thú y
Cách trị ghẻ cho chó Poodle khi bị nặng
Trong trường hợp chó Poodle bị ghẻ nặng, các bài thuốc dân gian thường sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn. Lúc này việc sử dụng thuốc là điều cần thiết giúp tình trạng bệnh sớm được khắc phục nhanh chóng hơn đồng thời không diễn biến phức tạp hơn gây khó khăn trong việc điều trị.
Theo đó, các loại thuốc điều trị ghẻ an toàn và hiệu quả nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo đó là:
- Thuốc bôi ngoài da oxyd hay Sebacil: Dùng để bôi trực tiếp lên da sau khi đã làm sạch vết thương. Thực hiện đều đặn 2 lần/ ngày hoặc theo hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất.
- Thuốc trị ghẻ dạng xịt Mitecyn hoặc Hantox: Dùng để xịt trực tiếp lên các vùng viêm ghẻ. Liều dùng ngày 1 lần. Liệu trình điều trị từ 7 – 10 ngày.
- Thuốc trị ghẻ dạng viên nhai NexGard hoặc Bravecto: Sử dụng cho chó nhai trực tiếp hoặc có thể trộn lẫn vào thức ăn cho chó ăn. Liều dùng 1 viên duy nhất cho hiệu quả điều trị nhanh chóng chỉ vài giờ sau khi sử dụng thuốc, đồng thời có tác dụng bảo vệ cún cưng khỏi các tác nhân gây bệnh trong nhiều tuần sau đó.
- Thuốc trị ghẻ dạng tiêm Pharmectin: Liều dùng tối thiểu 3 – 4 mũi. Mỗi mũi cách nhau từ 3 – 5 ngày hoặc sử dụng theo hướng dẫn từ bác sĩ.
Dấu hiệu chó Poodle bị ghẻ như thế nào?
Như vậy, bạn đã được hướng dẫn về các cách trị ghẻ cho chó Poodle. Để nhận biết chính xác tình trạng bệnh của cún nặng hay nhẹ, từ đó có những phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu cụ thể như sau:
Biểu hiện chó Poodle bị ghẻ nhẹ
Đối với bệnh ghẻ ở chó Poodle, khi ở tình trạng bệnh nhẹ, cơ thể cún sẽ thường xuất hiện các triệu chứng sớm như sau:
- Vùng da trên cơ thể xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, nổi lên thành từng đốm nhỏ hoặc xuất hiện các nốt loang lổ màu thâm đen.
- Da có thể bị phồng rộp, xuất hiện mủ hoặc mụn nước bên trong.
- Chó thường xuyên có biểu hiện ngứa ngáy dữ dội gây khó chịu, cáu gắt.
Dấu hiệu chó Poodle bị ghẻ nặng
Khi bệnh tình trở nên nặng hơn, chó sẽ xuất hiện các biểu hiện như sau:
- Da hình thành các lớp vảy cứng, dày lên, sừng hoá và bong tróc giống như vảy gàu.
- Xuất hiện thêm nhiều vết lở loét trên da, có thể kèm theo chảy máu hoặc dịch mủ.
- Lông rụng nhiều thành từng mảng cùng với đó là mùi hôi khó chịu phát ra trên cơ thể.
Tại sao chó Poodle bị ghẻ?
Chó Poodle bị ghẻ có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Việc nắm được các nguyên nhân này sẽ giúp bạn đưa ra được các biện pháp điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả cho cún cưng.
Cụ thể, các nguyên nhân gây ghẻ thường gặp nhất ở cún cưng Poodle đó là:
- Chó bị ghẻ do nhiễm ký sinh trùng: Các loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da thường gặp nhất ở chó mèo đó là ve rận, bọ chét, cái ghẻ. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tấn công vật nuôi bằng cách hút máu và tiết độc tố, từ đó dẫn đến các tổn thương trên da và gây nên bệnh ghẻ cho chó mèo.
- Chó bị ghẻ do không được vệ sinh thường xuyên: Việc không tắm rửa, vệ sinh cơ thể cho cún thường xuyên không chỉ khiến bộ lông của cún trở nên bụi bẩn, bết dính mà còn là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn, ký sinh trùng sinh sôi, phát triển.
Đây cũng chính là nguyên nhân trực tiếp gây nên các vết tổn thương cũng như bệnh về da, mà điển hình là bệnh ghẻ cho cún cưng Poodle.
- Chó bị ghẻ do thường xuyên sử dụng sữa tắm có độ pH cao: Sử dụng sữa tắm là điều rất cần thiết trong quá trình vệ sinh cũng như chăm sóc da lông cho cún cưng.Tuy nhiên, đó chỉ là các dòng sữa tắm các độ pH phù hợp, an toàn cho da.
Còn nếu sử dụng sữa tắm có độ pH cao quá thường xuyên thì có thể khiến chất nhờn tự nhiên trên da cún bị bào mòn, từ đó làm da bị yếu đi và dẫn đến nguy cơ bị ký sinh trùng ghẻ tấn công dễ dàng hơn, gây nên các triệu chứng nấm, ghẻ lở loét trên da ở chó.
- Chó bị ghẻ do cơ thể bị ẩm ướt thường xuyên: Khi cơ thể ẩm ướt, đây cũng là điều kiện tuyệt vời để ký sinh trùng ghẻ phát triển và tấn công trên cơ thể vật nuôi.
- Chó bị ghẻ do lây nhiễm: Thường là do chó tiếp xúc với các nguồn lây bệnh trong quá trình đi dạo hoặc vui đùa tại những khu vực lạ.
Cách phòng tránh bệnh ghẻ ở chó Poodle
Phòng ngừa bệnh ghẻ ở chó Poodle thực ra rất đơn giản. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp như sau để có thể ngăn chặn mầm mống bệnh phát triển ngay từ ban đầu:
- Hạn chế cho tiếp xúc với chó bệnh: Để phòng ngừa bệnh tốt nhất nên hạn chế cho chó vui chơi tại các khu vực lạ hoặc tiếp xúc với các vật nuôi không rõ nguồn gốc. Đây chính là những nguồn có nguy cơ lây bệnh rất cao mà bạn không nên chủ quan.
- Tắm rửa vệ sinh chu đáo: giữ gìn vệ sinh cho chó và môi trường sinh hoạt xung quanh cũng là điều rất cần thiết nhằm ngăn chặn sự phát triển và tấn công của các loại vi khuẩn, ký sinh trùng đến làn da của cún cưng.
Việc vệ sinh có thể được thực hiện rất đơn giản bằng cách tắm cho cún thường xuyên từ 2 – 3 lần mỗi tuần bằng các loại sữa tắm chuyên dụng, đồng thời vệ sinh, khử khuẩn chuồng trại cho chó Poodle định kỳ 1 tuần 1 lần bằng các loại thuốc xịt khuẩn hoặc tiêu diệt ve rận, bọ chét cho chó mèo.
- Kiểm tra sức khỏe thú y định kỳ: Song song với việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa trên, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cho cún cưng cũng là điều rất cần thiết và quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho Poodle đồng thời có những phát hiện sớm để giúp ngăn ngừa bệnh ghẻ cho cún một cách hiệu quả nhất.
- Tiêm vacxin phòng bệnh ghẻ cho chó: Tiêm phòng vacxin là biện pháp hữu hiệu nhất để làm giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm ở cún, đặc biệt là bệnh ghẻ.
Hãy chắc chắn rằng, cún cưng nhà bạn đã được tiêm phòng đầy đủ trước khi nhận về nuôi. Hoặc hãy đưa cún đến trạm thú y gần nhất để được tiêm phòng và ngăn chặn bệnh ghẻ sớm nhất có thể nhé.
Bài viết liên quan:
[TÌM HIỂU] Chó ăn mặn có sao không?
[TỔNG HỢP] 10+ Thuốc trị ghẻ cho chó tốt nhất hiện nay
Như vậy, qua bài viết trên, Học Cắt Tỉa Lông Chó đã hướng dẫn bạn chi tiết các cách trị ghẻ cho chó Poodle đơn giản, hiệu quả, an toàn nhất tuỳ theo từng tình trạng bệnh cụ thể giúp cún mau chóng sớm được hồi phục.
Tôi là Linh Kimi nhà tạo mẫu tóc quốc tế đã đạt nhiều thành tích cao ở trong nước lẫn quốc tế. Tôi sinh ra và lớn lên ở Hồ Chí Minh. Hiện nay tôi đã hoạt động trong lĩnh vực tạo mẫu tóc đã được hơn 20 năm.