Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the rank-math domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/hoccattial/domains/hoccattialongcho.com/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114
[CẢNH BÁO] Nấm ở chó có lây sang người không?

Bệnh nấm chó lây sang người không? Dấu hiệu và cách phòng tránh

Nấm ở chó có lây sang người không? Câu trả lời từ chuyên gia Linh Kimi là ‘’có’’. Chó bị nấm da có thể lây sang người cũng như những vật nuôi khác một cách dễ dàng. Vậy dấu hiệu và cách phòng tránh như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Bệnh nấm chó lây sang người không?
Bệnh nấm chó lây sang người không?

Nấm ở chó có lây sang người không?

Câu trả lời là ‘’CÓ’’. Chó bị nấm có thể lây sang người hoặc những vật nuôi khác. Chính vì thế, bạn nên tạm cách ly chú chó bị nhiễm nấm với các cá thể chó cùng đàn, tránh lây nhiễm. 

Ngay khi nhận thấy cún có dấu bị nhiễm nấm, bạn hãy tìm cách điều trị sớm cho cún. Nhằm tránh tình trạng lông rụng nhiều, nhiễm trùng và hoại tử da. 

Tình trạng nhiễm nấm ở chó mèo chủ yếu là do chủ nuôi không chú ý đến khâu vệ sinh. Do đó, nếu nuôi chó hay mèo, bạn nên tắm rửa thường xuyên và vệ sinh sạch sẽ nơi ở cho chúng. 

Đối với chó, bạn hãy tắm cho cún 1 đến 2 lần mỗi tuần bằng loại sữa tắm chuyên dụng. Sau khi tắm xong, bạn cần sấy khô lông cho cún, để hạn chế nấm hình thành. 

Như vậy, từ chia sẻ trên đây, bạn hẳn đã biết rõ nấm chó lây sang người hay không. Tiếp theo, hoccattialongcho sẽ giới thiệu một vài bệnh nấm chó thường gặp ở người và cách điều trị.

>>> THAM KHẢO <<<

7+ Các bệnh về da của chó #Triệu chứng #Điều trị

Các bệnh nấm chó ở người và cách điều trị 

Nấm tóc, nấm da và nấm móng là 3 loại nấm chó thường gặp nhất ở người. Chúng chủ yếu gây ngứa rát và tổn thương trên da, móng. 

Nấm tóc:

  • Người bị nhiễm nấm thường xuất hiện những mảng tóc bị đứt ngang. 
  • Ở một vài trường hợp, da đầu có thể bị sưng, hình thành mủ quanh chân tóc, khiến tóc rụng dần, vùng da bị rụng tóc dày hơn vùng da xung quanh. 
  • Nếu nấm gây ra bởi chủng Microsporum và Trichophyton thì sẽ không để lại sẹo. Còn nếu do loại nấm Achorion Schonleini thì ngay cả khi chữa khỏi nấm, bạn vẫn bị sẹo. 
  • Để điều trị nấm tóc, bạn cần cắt ngắn tóc tại khu vực bị nấm, dùng loại dầu gội Nizoral và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 

Nấm da:

  • Có thể xuất hiện tại bất kỳ vùng da nào. Lúc mới nhiễm nấm,  các đốm li ti chứa nước mọc rải rác. 
  • Sau đó, người nhiễm nấm bắt đầu thấy ngứa, các đốm li ti dần lan rộng, liên kết với nhau thành dạng vòng tròn. 
  • Thời gian điều trị nấm chó trên da kéo dài trong 4 tuần. Người bệnh thường được bác sĩ dự định dùng thuốc uống Griseofulvin và kem bôi ngoài da Ketoconazol. 

Nấm móng:

  • Ban đầu, nấm xâm nhập vào bờ móng rồi lan sâu vào phía trong khiến móng chuyển màu đục, bề mặt móng lồi lõm. 
  • Nếu không chữa trị sớm, nấm sẽ lan sang các móng khác. 
  • Người bị nhiễm nấm chó ở móng tay, móng chân chủ yếu được chỉ định phác đồ điều trị bằng thuốc uống Griseofulvin và thuốc bôi ngoài da Nizoral. Thời gian điều trị nhanh hay chậm còn tùy thuộc theo tình trạng nhiễm nấm. 

Vậy là bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi nấm ở chó có lây sang người không rồi phải không nào. Bạn cần nắm rõ đặc tính của từng loại nấm và tìm cách phòng tránh. Bởi mặc dù có thể chữa trị hoàn toàn nhưng nấm lây từ chó mèo sẽ gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bị nhiễm. 

Hình ảnh da người bị nhiễm nấm chó
Hình ảnh da người bị nhiễm nấm chó

Cần lưu ý gì khi mắc bệnh nấm lây từ chó? 

Nếu phát hiện bị nấm lây nhiễm từ chó mèo, bạn nên tìm cách điều trị càng sớm càng tốt. Sau đây là một vài lưu ý quan trọng trong quá trình chữa nấm:

  • Thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa: Ngay khi thấy có thể xuất hiện dấu hiệu của tình trạng nhiễm nấm, bạn hãy đến cơ sở y tế chuyên về da liễu thăm khám. Nếu cần thiết, bạn nên tuân thủ thực hiện một số xét nghiệm theo chỉ định. 
  • Tuân thủ phác đồ điều trị: Đối với từng bệnh nấm, thời gian điều trị có thể dài hoặc ngắn. Khi được chỉ định điều trị bằng thuốc, bạn cần áp dụng đúng liều lượng và thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Không tự ý mua thuốc nấm về dùng: Nếu chưa chắc chắn đã bị nhiễm nấm chó hay chưa, bạn tốt nhất không nên tự ý dùng thuốc. Nhằm tránh tác dụng phụ, rủi ro không mong muốn. 
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Người bị nhiễm nấm không nên gãi liên tục, dễ khiến nấm lan sang khu vực khác. Thay vào đó, người bị nấm nên tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày, ưu tiên sử dụng loại sữa tắm chứa thành phần dịu nhẹ, không gây kích ứng da. 
  • Kết hợp sử dụng kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm cần sử dụng sau khi tắm. Thành phần dịu nhẹ trong loại kem này có tác dụng làm dịu tổn thương, giảm tình trạng khô rát, giúp người bị nhiễm nấm ít bị ngứa hơn. Đồng thời, dùng loại kem dưỡng ẩm phù hợp còn giúp vùng da bị tổn thương nhanh lành hơn. 
Người bị nhiễm nấm chó nên vệ sinh sạch sẽ cơ thể 
Người bị nhiễm nấm chó nên vệ sinh sạch sẽ cơ thể

>>> XEM THÊM <<<

Hướng dẫn cách trị nấm cho chó tại nhà từ A-Z

Cách phòng tránh bệnh nấm lây từ chó

Tiếp nối bài viết về chủ đề giải đáp thắc mắc nấm ở chó có lây sang người không, chúng tôi sẽ gửi đến bạn phần hướng dẫn cách phòng tránh lây nhiễm nấm. Dưới là những biện pháp phòng tránh cụ thể:

  • Hạn chế ôm, hôn chó mèo. 
  • Không ngồi hay nằm trực tiếp dưới sàn trong khu có nuôi chó. 
  • Không ngủ chung với chó mèo. 
  • Tiến hành vệ sinh nhà cửa thường xuyên, dùng máy hút bụi chuyên dụng hút lông chó mèo. 
  • Đều đặn tắm cho chó mèo mỗi tuần 1 đến 2 lần. 
  • Vệ sinh cá nhân mỗi ngày, không tiếp xúc với chó mèo nếu như đang bị thương. 
  • Quần áo sau khi giặt xong phải lộn trái rồi phơi hoặc sấy khô. 
  • Không nên mặc quần áo quá chặt. 
  • Ưu tiên quần áo may từ chất liệu vải thân thiện với da. 
  • Cho chó mèo đi khám thú y định kỳ để phát hiện sớm bệnh nếu chúng bị nhiễm nấm.

Ngoài ra, việc cắt tỉa lông chó định kỳ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng tránh và phát hiện sớm bệnh nấm ở chó. Bằng cách duy trì lông sạch sẽ, ngắn gọn và thoải mái, bạn có thể giảm nguy cơ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển trên da của chó.

Khi bạn cắt tỉa lông chó, bạn cũng có cơ hội kiểm tra tình trạng da của chó và phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh nấm. Nếu bạn phát hiện rất sớm, bạn có thể thực hiện các biện pháp chữa trị một cách kịp thời, giúp ngăn chặn sự lan rộng của bệnh và cải thiện sức khỏe cho chó của bạn.

Tuy nhiên, việc đưa chó ra tiệm cắt tỉa lông hàng tháng có thể tốn kém về thời gian và tiền bạc. Một giải pháp tốt là học cách tự mình cắt tỉa lông cho chó tại nhà. Điều này giúp bạn thường xuyên kiểm tra và chăm sóc cho lông và da của chó một cách chủ động. Bạn có thể tham khảo khóa học dạy cắt tỉa lông chó Hà Nội tại Grooming School Học Cắt Tỉa Lông Chó. Khóa học tại đây sẽ giúp bạn có những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể cắt tỉa lông chó tại nhà một cách chuyên nghiệp.

Hãy thường xuyên theo dõi tình trạng lông và da của chó của bạn và nếu có bất kỳ triệu chứng nào đáng ngờ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để chắc chắn rằng bạn đã phát hiện sớm và chữa trị bệnh nấm một cách hiệu quả.

>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN <<<

[HỎI ĐÁP] Chó bị nấm da tắm lá gì?
13+ Các dòng sữa tắm trị nấm cho chó tốt nhất 2024

Nấm ở chó có lây sang người không? https://hoccattialongcho.com/ xin khẳng định là có. Vậy nên trong quá trình nuôi chó, nếu phát hiện cún cưng bị nhiễm nấm thì bạn cần tạm thời cách ly, chữa trị triệt để cho cún. 

Contact Me on Zalo