Chi tiết cách cạo lông cho chó Alaska an toàn, tại nhà

Theo nhận định từ chuyên gia Linh Kimi, cách cạo lông chó Alaska chỉ được áp dụng khi được các bác sĩ thú y chỉ định. Vậy cạo lông cho Alaska thế nào mới chuẩn? Nên chăm sóc lông cho Alaska như thế nào? Cùng hoccattialongcho.com tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé để có câu trả lời nhé!

Bộ lông tự nhiên của Alaska
Bộ lông tự nhiên của Alaska

Cách cạo lông chó Alaska với 10 bước đơn giản tại nhà

Không giống với cách cạo lông chó tại nhà thông thường, cạo lông chó Alaska bạn cần thực hiện đúng các bước như sau:

Bước 1 – Chuẩn bị dụng cụ

Để có thể cạo lông và cắt tỉa cho Alaska dễ dàng, thuận tiện, bạn cần chuẩn bị những dụng cụ sau:

  • Kéo: Nên chuẩn bị đủ bộ gồm kéo thẳng, kéo cong và răng cưa để cắt tỉa cũng như tạo hình dễ dàng hơn.
  • Tông đơ: Dùng để xử lý các vùng lông dày, rậm rạp nhanh chóng, đồng đều hơn.
  • Lược: Sử dụng để chải lông trước, trong và sau khi cắt.

Bước 2 – Tắm cho Alaska

Đây là bước rất cần thiết trước khi cạo lông cho cún cưng nhằm giúp lông được mềm mại, gọn gàng và sạch sẽ hơn, từ đó việc cắt tỉa lông cũng diễn ra dễ dàng hơn, hạn chế tình trạng các sợi lông không đồng đều và lởm chởm sau khi cắt tỉa.

Tắm rửa cho Alaska trước khi cạo lông
Tắm rửa cho Alaska trước khi cạo lông

Bước 3 – Chải lông thú cưng

Sử dụng lược để chải lông cho cún sau khi tắm, giúp lông mượt và vào nếp hơn. Đồng thời việc chải lông cũng sẽ giúp loại bỏ đi các phần lông rụng, xơ rối hay vón cục.

Trong quá trình trải nên lưu ý chảy xuôi theo chiều lông mọc để phần lông không bị gãy rụng và gây khó chịu cho cún cưng.

Bước 4 – Cố định chó Alaska bằng vòng cổ

Để thực hiện cạo lông cho chó Alaska an toàn và không gây những tổn thương không đáng có, bạn nên sử dụng vòng cổ để cố định chúng.

Ngoài ra, phương pháp này cũng sẽ giúp bạn thực hiện cạo lông dễ dàng và chuẩn xác hơn, không làm ảnh hưởng đến các đường cắt định hình trước đó.

Bước 5 – Xác định chiều mọc lông của chó Alaska

Nếu không muốn bộ lông trở nên lởm chởm và thiếu thẩm mỹ, hãy chú ý xác định chiều lông mọc trước rồi đưa kéo hoặc tông đơ cắt theo chiều lông này.

Trong trường hợp không thể xác định được chiều lông mọc là chiều nào, bạn có thể áp dụng mẹo lấy lược chải dọc theo bộ lông.

Nếu thấy lông xù lên và ngả về sau thì hướng cắt chính là hướng ngược lại. Lúc này, hãy sử dụng kéo hoặc tông đơ thao tác thật nhẹ nhàng, chậm rãi để cún cưng được cảm thấy thoải mái, dễ chịu nhất.

Bước 6 – Cách cạo lông chó Alaska phần đầu

Với vùng đầu, đây là vị trí khá nhạy cảm và quan trọng nên bạn thao tác bằng kéo sẽ tốt hơn, giúp cún nhà bạn tránh được những thương tích không đáng có. 

Vùng này cũng nên được cắt tỉa gọn gàng, tỉ mỉ tại các vị trí như xung quanh vùng mắt, tai để tránh lông mọc dài làm cản trở tầm nhìn cũng như gây khó chịu cho cún.

Đối với khu vực trong tai, cần làm sạch lông phía rìa tai rồi cắt dần vào trong nhưng lưu ý không cắt hết lông tai.

Cạo lông phần đầu Alaska
Cạo lông phần đầu Alaska

Bước 7 – Cạo lông vùng nách và háng

Phần nách và phần háng sẽ là các vị trí tiếp theo mà bạn cần ưu tiên xử lý. Đối với vùng này, bạn nên thao tác như sau để giúp cún cảm thấy thoải mái cũng như thực hiện việc cạo lông được dễ dàng nhất:

  • Vùng nách: Giữ cún ở tư thế đứng thẳng, sau đó nâng lần lượt từng chân cún lên, một tay giữ cố định, một tay khéo léo cắt tỉa phần lông cho gọn gàng. Thực hiện lần lượt đối với từng bên một.
  • Vùng háng: Vẫn giữ cún ở tư thế đứng thẳng, thoải mái, sau đó nâng chân sau của cún lên và tiến hành cắt tỉa lông. Phần lông này nên được cắt ngắn, gọn gàng bởi nếu để dài trong quá trình đi vệ sinh có thể bị dính bẩn.

Bước 8 – Cạo lông vùng mông Alaska

Đây cũng là một vị trí khá nhạy cảm nên khi thao tác cạo lông tại vùng này, bạn cũng cần chú ý thực hiện sao cho nhẹ nhàng, khéo léo.

Ngoài ra, khi cạo lông vùng mông chó Alaska, bạn nên đứng phía đuôi chúng để thực hiện sẽ giúp thao tác dễ dàng hơn mà cún cũng sẽ không sợ hãi, giật mình.

Bước 9 – Cạo lông vùng còn lại

Đối với các vùng còn lại như thân, bụng, ngực, bạn thực hiện như sau:

  • Phần thân: Thực hiện cắt tỉa theo thứ tự từ cổ xuống sống lưng, ngực rồi bụng. Đối với các vị trí lông dài, dày có thể dùng tông đơ kết hợp lược để cắt gọn gàng, đẹp đẽ hơn.
  • Phần ngực và bụng: Đây là những vùng lông mỏng sát da nên sử dụng kéo cắt tỉa sẽ thích hợp hơn, tránh gây tổn thương cho cún cưng.

Bước 10 – Tắm cho chó Alaska

Bạn nên tắm cho cún bằng sữa tắm chuyên dụng để loại bỏ các sợi lông thừa còn sót lại đồng thời dưỡng lông mềm mượt hơn.

Và đừng quên sấy khô cho cún sau khi tắm xong, nhất là tại các vị trí ngóc ngách trên cơ thể để tránh nguy cơ viêm nhiễm và phát sinh ký sinh trùng nhé.

Cần lưu ý gì khi cạo lông cho chó Alaska?

Có thể thấy, cách cạo lông chó Alaska được thực hiện khá đơn giản và không quá phức tạp. Tuy vậy, trong quá trình cạo bạn nên lưu ý những điều quan trọng sau:

  • Chú ý độ dài lông của chó: Chỉ cạo ngắn lông Alaska với độ dài khoảng từ 2 – 3cm, tuyệt đối không cạo sạch toàn bộ lông, vì điều này có thể khiến cún mất đi lớp lông bảo vệ, làm ảnh hưởng sức khoẻ cũng như dễ chịu tổn thương từ các tác động bên ngoài hơn.
  • Nên đưa tới spa nếu chưa có kinh nghiệm: Để tránh làm hỏng bộ lông của Alaska khi chưa có nhiều kinh nghiệm cắt tỉa, bạn nên đưa cún đến các cửa hàng, spa thú cưng để được thực hiện chuyên nghiệp hơn, tránh tình trạng lông mọc lởm chởm sau khi cắt.

Ngoài ra, để đảm bảo rằng việc cạo lông được thực hiện một cách chuyên nghiệp và đảm bảo an toàn cho chó của bạn, hãy xem xét việc tham gia khóa học cắt tỉa lông chó TPHCM tại Grooming School Học Cắt Tỉa Lông Chó. Tại đây, bạn sẽ học cách cạo lông chó Alaska một cách chuyên nghiệp từ các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực cắt tỉa lông chó.

Có nên cạo lông chó Alaska không?

Câu trả lời từ hoccattialongcho là ”Không”. Theo chuyên Linh Kimi phân tích, chó Alaska là giống chó có nguồn gốc xuất xứ từ vùng Bắc Cực lạnh giá nên đặc trưng bộ lông của Alaska thường rất dày để có thể giữ nhiệt và chống thấm nước tốt.Điều này khiến không ít người nuôi lo sợ cún cưng nhà mình có thể bị nóng vào mùa hè mà thực hiện cạo lông cho chúng.

Tuy nhiên việc cạo lông chó Alaska là hoàn toàn không nên vì bộ lông của Alaska rất quan trọng đối với giống chó này. Nếu cạo đi có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ của cún cưng.

Khi nào nên cạo bộ lông chó Alaska

Việc cạo lông cho giống chó Alaska chỉ được khuyến khích thực hiện khi chúng mắc các bệnh về da như viêm nhiễm, nấm ghẻ,… và cần thực hiện cách cạo lông chó Alaska để phục vụ cho việc hỗ trợ điều trị. Còn lại, với các mục đích khác, bạn không nên tuỳ tiện cạo lông cho chó.

Mùa hè cạo lông Alaska để giảm nhiệt được không?

Câu trả lời là ‘Không’’. Nếu nghĩ việc cạo lông Alaska có thể giúp cún thoát nhiệt tốt hơn vào mùa hè thì đây hoàn toàn là một suy nghĩ sai lầm. Bởi không giống như da người, chó không có tuyến mồ hôi dưới da nên việc giải toả nhiệt lượng chỉ chủ yếu diễn ra ở phần lưỡi và phần gan bàn chân.

Còn phần lông của chúng chỉ đảm nhiệm trọng trách cân bằng nhiệt sẵn có trong cơ thể và giúp Alaska sinh tồn tốt hơn.

Nếu muốn giúp Alaska thoát nhiệt tốt hơn vào mùa hè, bạn nên loại bỏ các phần lông dài ở phần gan bàn chân. Đây chính là lớp lông làm cản trở khả năng thoát nhiệt và tự làm mát cơ thể của cún cưng nên khi tỉa bớt sẽ giúp cún phóng nhiệt lượng tốt hơn và cũng không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cún cưng.

Cách chăm sóc lông chó Alaska đúng cách

Để chăm sóc lông chó Alaska đúng cách, bạn có thể tham khảo các tip hướng dẫn như sau:

Chế độ ăn dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng có đóng vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc lông cún. Theo đó, để giúp mang lại một bộ lông bông mượt, mềm mại cho thú cưng, bạn nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng hài hoà, hợp lý bao gồm:

  • Các loại thịt bò, thịt trâu: Giúp cung cấp protein và các loại dưỡng chất cần thiết có lợi cho sự phát triển của lông.
  • Lòng đỏ trứng gà: Chứa nhiều vitamin và các loại axit béo, có tác dụng làm mượt lông, mềm lông, hạn chế tình trạng xơ rối.
  • Dầu cá: Đây cũng là loại vitamin nên bổ sung cho Alaska để giúp chúng có một bộ lông bông xù và bóng mượt hơn.
  • Bì lợn (da lợn): Có tác dụng lớn trong việc giúp lông cún trở nên óng mượt hơn. Tuy nhiên, đây là thực phẩm khá khó tiêu nên các bé cún Alaska nhỏ tuổi không nên bổ sung thực phẩm này trong thực đơn hàng ngày.
  • Hoa hồi: Bổ sung hoa hồi vào thực đơn hàng ngày của cún cũng là cách để giúp Alaska có một bộ lông mềm mại, óng mượt như mong muốn.

Tắm cho Alaska 2 lần mỗi tháng

Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì bạn cũng nên tắm rửa định kỳ thường xuyên cho cún ít nhất 2 lần/ tháng.

Điều này sẽ giúp các bé Alaska giữ được sự sạch sẽ cần thiết mà hơn thế nữa lông của chúng cũng được dưỡng tốt hơn với các thành phần dưỡng có trong sữa tắm, từ đó hạn chế được tình trạng lông bị bết dính, xơ rối.

Tắm cho Alaska
Tắm cho Alaska

Cho Alaska uống nước đầy đủ

Cung cấp lượng nước đủ cho Alaska mỗi ngày cũng là cách chăm sóc lông cún đơn giản, hiệu quả mà bạn cần lưu ý. Nếu không được cung cấp đầy đủ nước, lông sẽ rất dễ thiếu ẩm và trở nên xơ xác, gãy rụng.

Chải lông cho chó Alaska ít nhất 2 lần/ngày

Lông của Alaska vốn rất dày nên việc chải lông chó cún hàng ngày là điều rất cần thiết trong quá trình chăm sóc lông cho cún

Việc chải lông nhằm loại bỏ các vùng lông rụng và kích thích lông mới mọc nhanh chóng hơn, ngăn ngừa tình trạng lông mọc lởm chởm trông rất mất thẩm mỹ.

Với thao tác này, bạn nên lưu ý xịt qua một lượt nước hoặc xịt dưỡng ẩm làm ướt lông rồi mới tiến hành chải lông. Điều này sẽ giúp việc chải lông được dễ dàng hơn, hạn chế tình trạng gãy rụng lông.

Bài viết liên quan:

[Q&A] Có nên cạo lông máu cho chó Phốc Sóc không?

Hướng dẫn cách cạo lông chó Golden đơn giản tại nhà

Trên đây là những chia sẻ của hoccattialongcho về hướng dẫn cách cạo lông chó Alaska cũng như vấn đề có nên cạo lông chó Alaska không. Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp, bạn đã có câu trả lời riêng cho mình để biết cách chăm sóc cún cưng hiệu quả hơn.

Contact Me on Zalo