Theo chuyên gia Linh Kimi phân tích, cách cạo lông máu cho Poodle là hoàn toàn nên làm cho cún. Và đặc biệt lưu ý việc này chỉ nên thực hiện khi chó Poodle đã được 4 tuổi trở lên. Vậy cạo lông máu cho chó Poodle thế nào mới đúng cách? Cùng hoccattialongcho.com tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Lông máu chó Poodle là gì?
Lông máu chó Poodle chính là lớp lông đầu tiên trên người cún kể từ khi mới sinh ra. Đây là lớp lông thuần khiết được hình thành ngay khi còn ở trong bụng mẹ giúp bảo vệ cơ thể cún trước những tác động từ môi trường bên ngoài và chưa qua cắt tỉa lần nào.
Khác với lông trưởng thành, đã qua cắt tỉa, lông máu Poodle thường rất thưa, mảnh, mềm mại nhưng không xoăn.
Chúng cũng không có màu sắc rõ rệt, và chỉ khi Poodle lớn lên, lớp lông này mới dần có sự thay đổi với độ che phủ dày hơn, lông xoăn hơn và bắt đầu xuất hiện màu sắc rõ rệt hơn.
Cách cạo lông máu cho Poodle với 6 bước đơn giản
Cách cạo lông chó tại nhà tương đối đơn giản và dễ thực hiện. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện với các bước tuần tự như sau:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Muốn cạo được lông cho cún Poodle thì bạn sẽ cần phải có các dụng cụ trợ giúp. Theo đó, các dụng cụ cần thiết cho việc cạo lông máu ở cún Poodle đó là:
- Lược: Sử dụng để chải lông trước, trong và sau khi cắt.
- Tông đơ: Giúp việc cạo lông được đồng đều và nhanh chóng hơn.
- Kéo: Dùng để cắt tỉa lông tại các vị trí nhạy cảm mà tông đơ không thể thực hiện. Bạn nên chuẩn bị cả bộ kéo đầy đủ gồm kéo thẳng, kéo cong và răng cưa.
Bước 2: Chải lông cho Poodle
Đây là việc làm cần thiết trước khi cạo lông máu cho cún cưng nhằm giúp các sợi lông được tơi, mềm mượt và vào nếp hơn.
Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cạo và cắt tỉa lông chó Poodle được diễn ra một cách suôn sẻ, thuận lợi nhất, hạn chế tình trạng lông cắt tỉa lởm chởm và không đều nhau.
Khi chải lông, bạn cần lưu ý thao tác thật nhẹ nhàng và tuyệt đối không được chải ngược chiều lông mọc sẽ khiến lông dễ bị gãy rụng và tổn thương.
Bước 3: Hướng dẫn cạo lông máu từ phần thân tới đuôi
Hãy bắt đầu từ phần thân cún trước với thứ tự tuần tự từ cổ, lưng, ngực, bụng rồi cuối cùng là đuôi. Thao tác thật nhẹ nhàng, chậm rãi theo chiều lông mọc và lưu ý dùng máy tông đơ thật dứt khoát, tránh cạo lông theo kiểu ngắt quãng, đứt đoạn hoặc cạo đi cạo lại trên một vùng da liên tục.
Bước 4: Dùng kéo cắt tỉa lông vùng nhạy cảm
Đối với các vùng lông nhạy cảm như nách, mông hay háng, sẽ tốt hơn nên bạn dùng kéo chuyên dụng để thực hiện cắt tỉa lông thay vì dùng máy tông đơ. Điều này sẽ hạn chế được những tổn thương không đáng có cho cún cưng.
Bước 5: Cách cạo lông máu cho Poodle phần đầu
Phần đầu Poodle cũng là một khu vực khá nhạy cảm. Do vậy, nếu chưa sử dụng tông đơ thành thạo, bạn nên thực hiện cắt tỉa lông bằng kéo sẽ tốt hơn, vừa tránh gây nguy hiểm cho cún, lại vừa có thể tạo kiểu dễ dàng để tăng thẩm mỹ cho khuôn mặt.
Bước 6: Tắm cho thú cưng
Bạn nên sử dụng sữa tắm chuyên dụng để thực hiện tắm cho cún cưng. Bước này vừa là để loại bỏ những sợi lông còn vương lại trên cơ thể sau khi cắt vừa có tác dụng dưỡng ẩm giúp lông của cún cưng trở nên mềm mượt, bông xù hơn.
Đồng thời, sau khi tắm cũng nên làm khô toàn bộ lông trên cơ thể bằng máy sấy chuyên dụng, nhất là tại những vị trí ngóc ngách như: kẽ chân, nách hay tai,…
Bởi các khu vực này rất dễ phát sinh ký sinh trùng trú ẩn trong trường hợp độ ẩm cao và không được làm sạch. Ngoài ra, muốn có tạo hình đẹp hơn cho cún, bạn cũng có thể sử dụng lược chải để tạo kiểu lông cho cún trong quá trình sấy.
Cần lưu ý gì khi thực hiện cách cạo lông máu cho Poodle trên?
Bạn nên lưu ý những điều quan trọng như sau để đảm bảo sự an toàn tốt nhất cho bé khi cạo lông:
- Thời gian nên cạo lông cho Poodle: Chỉ nên cạo lông máu cho cún Poodle khi cún được 4 tháng tuổi trở đi. Tránh cạo quá sớm sẽ khiến sức đề kháng của bé bị suy giảm và dễ phát sinh bệnh. Tuy nhiên, cũng không nên cạo quá muộn sẽ khiến bộ lông thay mới không được đẹp.
- Chăm sóc Poodle sau khi cạo lông: Sau khi cạo lông cho cún, cần phải có chế độ chăm sóc lông đặc biệt bằng việc sử dụng các sản phẩm sữa tắm, dầu gội có chứa vitamin E tắm rửa thường xuyên nhằm giúp kích lông mọc mới chắc khoẻ và nhanh chóng hơn.
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho chó Poodle: Đồng thời, bạn cũng nên bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày các loại thực phẩm giàu Omega 3 như: dầu cá, trứng vịt lộn,… để giúp lông thêm phần suôn mượt, óng ả, tránh bị xơ rối hay bết dính.
- Lưu ý thời điểm cạo lông máu cho chó Poodle: Tuyệt đối không nên cạo lông máu khi thời tiết đang lạnh vì có thể làm ảnh hưởng để khả năng giữ ấm cơ thể của cún Poodle. Chỉ thực hiện cạo lông khi cún đã hoàn toàn khỏe mạnh về mặt thể chất cũng như tinh thần.
Ưu và nhược điểm khi cạo lông máu cho Poodle
Đối với việc cạo lông máu cho Poodle, trên thực tế, hiện nay có rất nhiều những quan điểm trái chiều khác nhau.
Tuy nhiên, nhìn nhận ở phương diện khách quan, không thể phủ nhận, việc này đồng thời cũng có cả những lợi ích và mặt hạn chế nhất định. Cụ thể, những ưu và nhược điểm từ việc cạo lông máu cho chó Poodle đó là:
3.1. Ưu điểm khi cạo lông máu Poodle
Thực hiện việc cạo lông máu cho chó Poodle có thể mang đến khá nhiều lợi ích cho cún cưng như sau:
- Giúp cún có bộ lông mới đẹp hơn, dày hơn, xoăn và bồng bềnh hơn sau khi mọc lại.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tỉa tót, tạo kiểu cho cún Poodle, nhờ đó chúng sẽ dễ có được ngoại hình xinh xắn, đáng yêu và phong cách hơn.
- Sau khi cạo, lớp lông mới mọc lên cũng sẽ cứng cáp hơn, giúp bảo vệ cho cún Poodle tốt hơn.
- Ngoài ra, việc cạo lông máu cũng sẽ giúp Poodle có được bộ lông gọn gàng, sạch sẽ, tránh tình trạng lông dài quá mức do lông của Poodle thường có đặc điểm là rất ít khi rụng và có thể mọc dài liên tục.
3.2. Nhược điểm khi cạo lông máu Poodle
Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời kể trên thì việc cạo lông máu Poodle tất nhiên cũng vẫn tồn tại những nhược điểm và hạn chế nhất định đó là:
- Bản thân người nuôi sẽ phải mất nhiều thời gian hơn trong việc chăm sóc lông cho thú cưng, sau khi thực hiện cạo lông máu cho Poodle
- Việc cạo lông cho cún Poodle trong giai đoạn đầu sẽ tương đối khó khăn. Đồng thời, việc này cũng có thể khiến cún cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu bởi chưa quen với hình tượng lạ lẫm của chính mình sau khi cạo lông.
- Lớp lông máu được xem là lớp “áo giáp” bảo vệ cún khỏi các tác động có hại từ môi trường bên ngoài. Do vậy, khi cạo lông máu, cún cũng có thể bị giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh về da nếu không được chăm sóc cẩn thận và đúng cách.
- Nhiều cún Poodle có thể sẽ bị ảnh hưởng tâm lý, dẫn đến tình trạng ủ rũ, bỏ ăn trong một thời gian.
- Nhiều trường hợp lông mới mọc lên sau khi cạo lông máu sẽ không được như ý muốn với các đặc điểm cứng, xoăn và khó tạo kiểu hơn trước.
Cách chăm sóc chó Poodle sau khi cạo lông máu
Sau khi thực hiện cách cạo lông máu cho Poodle trên đồng nghĩa với việc bạn đã loại bỏ đi “lớp áo giáp” bảo vệ cơ thể của cún. Lúc này, làn da của cún cưng trở nên khá mỏng manh và nhạy cảm.
Do đó, bạn cần phải có chế độ chăm sóc đặc biệt và đúng cách giúp bảo vệ cho thú cưng tốt nhất bằng cách thực hiện các bước như sau:
Đối với việc tắm rửa
- Nên tắm cho Poodle thường xuyên từ 1 – 2 lần mỗi tuần để giúp giữ gìn vệ sinh và hạn chế các tác nhân gây bệnh từ môi trường như bụi bẩn hay vi khuẩn,…
- Khi tắm, nên dùng các loại dầu gội, sữa tắm dịu nhẹ để tránh làm tổn thương đến làn da nhạy cảm của cún.
- Bạn cũng có thể kết hợp massage nhẹ nhàng trong quá trình tắm để kích thích lưu thông máu, giúp lông mọc nhanh hơn.
Đối với chế độ ăn uống
- Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng cho cún để có sự hồi phục tốt nhất về sức khoẻ.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung trong thực đơn hàng ngày các loại thực phẩm giàu omega 3 để giúp lông mới mọc lên mềm mại và bóng mượt hơn.
Câu hỏi liên quan về cách cạo lông máu cho Poodle
Poodle cạo lông máu bao lâu thì mọc lại?
Thời gian mọc lông sau khi cạo lông máu sẽ có sự khác biệt nhất định đối với từng bé cún tuỳ thuộc vào chế độ dinh dưỡng cũng như cách chăm sóc.
Tuy nhiên, phần lớn, lông của Poodle sau khi cạo đều mọc lại rất nhanh, thường là chúng sẽ có lớp lông mới chỉ trong vòng sau 1 – 2 tháng. Còn nếu muốn lông mọc nhanh hơn nữa, bạn nên chăm sóc cẩn thận, đúng cách và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng chó cún.
Nên cho Poodle cạo lông máu mấy lần?
Mỗi Poodle chỉ có một lớp lông máu duy nhất kể từ lúc sinh ra. Do đó, bạn cũng chỉ có thể cạo lông máu cho cún Poodle một lần duy nhất mà thôi. Các lông mọc và tỉa sau này không được coi là lông máu.
Tham khảo thêm:
[A-Z] Cách cạo lông chó Alaska đơn giản tại nhà
Có nên cạo lông máu cho chó phốc sóc không – Giải đáp từ chuyên gia
Như vậy, qua bài viết trên, Học Cắt Tỉa Lông Chó đã hướng dẫn bạn cách cạo lông máu cho Poodle đúng chuẩn nhất. Đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi nếu có nhu cầu được trang bị thêm về các cách cắt tỉa lông chó cũng như kiến thức chăm sóc cún cưng tốt nhất nhé.
Tôi là Linh Kimi nhà tạo mẫu tóc quốc tế đã đạt nhiều thành tích cao ở trong nước lẫn quốc tế. Tôi sinh ra và lớn lên ở Hồ Chí Minh. Hiện nay tôi đã hoạt động trong lĩnh vực tạo mẫu tóc đã được hơn 20 năm.