Cách đỡ đẻ cho chó Poodle như thế nào? Cần lưu ý những điều gì? Cùng Hoccattialongcho tìm hiểu ngay vấn đề này trong bài viết dưới đây!
Hướng dẫn cách đỡ đẻ cho chó Poodle tại nhà
Để cuộc đẻ diễn ra thành công và thuận lợi nhất, hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra, bạn nên thực hiện theo hướng dẫn các bước như sau:
Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ cho chó Poodle
Các dụng cụ cần chuẩn bị để phục vụ cho quá trình đỡ đẻ cho chó Poodle đó là:
- Một cái ổ lớn hoặc nệm: Giúp cún con chào đời được an toàn, hạn chế nhưng tổn thương có thể xảy ra. Ổ hoặc nệm cần đặt ở nơi yên tĩnh, ấm áp, nhiệt độ vừa phải, tránh ánh nắng trực tiếp và gió. Ngoài ra, trong ổ cũng nên lót vải sạch phía dưới để giữ ấm cho cún cưng sau khi chào đời. Thêm vào đó, chủ nuôi cũng cần đảm bảo giữ nhiệt độ ổ chó vừa phải trong mức 26-27°C, cùng độ ẩm < 80% để giúp cún không bị quá lạnh hoặc quá nóng.
- Dụng cụ hỗ trợ đỡ đẻ: Bao gồm kéo, chỉ, vải bông, dung dịch khử trùng, vài miếng vải sạch, chậu rửa. Hoặc có thể chuẩn bị thêm bóng đèn sưởi, chặn điện, khăn dày,… nếu chó mẹ sinh con vào mùa đông.
Cách đỡ đẻ cho chó Poodle tại nhà
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết, nếu chó mẹ có dấu hiệu chuyển dạ, chủ nuôi có thể bắt tay vào việc thực hiện đỡ đẻ cho chó bằng cách thực hiện các bước như sau:
- Bước 1: Vuốt nhẹ bụng cún Poodle để giúp trấn an cho cún. Khi thấy vùng kín của cún xuất hiện bọc màng ối, hãy dùng tay đỡ nhẹ bọc ối, tay còn lại vuốt nhẹ nhàng trên bụng cún theo chiều từ trên xuống dưới. Trong trường hợp thấy cún mẹ rặn khó thì có thể hỗ trợ bằng cách dùng tay kéo nhẹ bọc ối rồi lấy chó con ra.
- Bước 2: Dùng khăn sạch đã chuẩn bị lau sạch vùng mặt của cún con để cún không bị ngạt thở. Sau đó tiếp tục dùng ống bơm nhỏ hút sạch sẽ nước ối trong miệng cún ra hoặc có thể để cún trên tay rồi nhẹ nhàng xoay đầu để cún văng hết nước ối ra ngoài.
- Bước 3: Cắt dây rốn cho cún con sau khi chào đời. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên cắt quá sát mà cần đảm bảo cắt dây rốn cách da bụng khoảng 1cm để đảm bảo an toàn cho cún. Sau đó thực hiện sát trùng bằng cồn 70 độ hoặc cồn iod 5% để tránh nhiễm trùng.
- Bước 4: Tiếp tục thực hiện đỡ đẻ với các bé cún còn lại như các bước trên cho đến khi chó mẹ sinh xong thì thôi.
- Bước 5: Vệ sinh sạch sẽ cho chó mẹ sau sinh, sau đó cho chó uống nước muối loãng hoặc sữa để giúp hỗ trợ cho việc hồi phục sức khỏe sau sinh diễn ra nhanh chóng hơn. Ngoài ra, chủ nuôi cũng nên đặt chó mẹ ở nơi yên tĩnh, thoáng mát để có lợi cho việc thư giãn, nghỉ ngơi sau sinh. Và như vậy là bạn đã hoàn thành các bước đỡ đẻ cho chó.
Hướng dẫn cách xử lý tình huống lạ thường
Trên thực tế, việc đỡ đẻ cho chó Poodle cũng không quá khó khăn và phức tạp. Thậm chí phần lớn chó mẹ còn có thể tự mình sinh con mà không cần đến sự trợ giúp của chủ nuôi.
Tuy vậy, không phải lúc nào cuộc đẻ cũng có thể diễn ra một cách suôn sẻ, thuận lợi. Trong một số trường hợp, việc rặn đẻ ở chó mẹ có thể diễn ra khó khăn hơn so với bình thường. Lúc này thường xảy ra các tình huống như:
- Thân chó con đã xuất hiện một nửa nhưng vài phút sau không thấy ra tiếp: Nên can thiệp ngay bằng cách dùng tay kéo nhẹ nhàng cún con ra ngoài theo hướng từ trên xuống dưới, từ trước ra sau càng nhanh càng tốt. Sau đó, vệ sinh sạch sẽ phần mặt và hút ối ra ngoài cho đến khi chó con có thể hô hấp như bình thường.
- Chó mẹ không xé bọc ối cho chó con sau khi đẻ từ 2-4 phút: Xử lý nhanh bằng cách xé bọc ối cho cún con, sau đó vệ sinh sẽ và hút dịch ối ra khỏi miệng, mũi của cún rồi dùng tay xoa đều trên ngực và lưng Poodle con để kích thích hô hấp.
- Không thấy chó con sủa hoặc hô hấp bình thường sau khi chào đời: Nên xử lý bằng cách bế chó con theo hướng chúc đầu xuống dưới và đung đưa cơ thể chó một cách nhẹ nhàng. Sau đó dùng ống hút hút sạch dịch nhầy trong mũi và miệng rồi ấn nhẹ tay vào thành ngực để kích thích hô hấp cho cún. Nếu không có vấn đề gì, cún con sẽ sớm hô hấp trở lại.
- Ngoài ra, đối với một số trường hợp như chó mẹ ra nhiều máu, rặn nhiều nhưng không ra con,… thì cách xử lý tốt nhất là nên đưa cún ngay đến các bệnh viện thú y để được can thiệp và xử lý kịp thời nhằm tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng của cún cưng.
Hướng dẫn chăm sóc chó mẹ sau khi sinh
Sau khi thực hiện cách đỡ đẻ cho chó Poodle ở trên, cơ thể chó mẹ thường bị mất sức khá nhiều và trở nên vô cùng nhạy cảm, yếu đuối. Do đó, việc chăm sóc sức khoẻ cho chó mẹ sau sinh cũng là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết mà chủ nuôi nên lưu ý để việc phục hồi được diễn ra tốt nhất cũng như tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Theo đó, để việc chăm sóc chó mẹ được đảm bảo tốt nhất, bạn có thể tham khảo các tip hữu ích như sau:
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng cho chó mẹ.
- Thường xuyên cho chó Poodle mẹ uống nước ấm và sữa ấm để bổ sung các dưỡng chất cũng như giữ ấm cho cơ thể.
- Nên tăng cường bổ sung các thực phẩm có hàm lượng protein và canxi cao như các loại rau củ, thịt lợn xay nhuyễn, trứng,… để giúp cún được phục hồi sức khỏe nhanh chóng sau sinh.
- Đảm bảo nhiệt độ phòng nơi chó mẹ và chó con nằm đủ ấm.
- Ngoài ra cũng nên tạo không gian yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ để cún có thể nghỉ ngơi nhiều nhất và phục hồi sức khoẻ tốt nhất sau cuộc sinh nở. Hạn chế tiếng ồn hoặc người qua lại xung quanh khu vực này.
Dấu hiệu chó Poodle chuẩn bị đẻ
Để góp phần vào việc đỡ đẻ cho cún an toàn, thành công thì việc nhận biết các dấu hiệu chó Poodle chuẩn bị đẻ cũng là điều rất quan trọng và không nên bỏ qua.
Cụ thể, chủ nuôi có thể nhận biết các dấu hiệu chó mẹ Poodle chuẩn bị đẻ để giúp cho việc đỡ đẻ chó được kịp thời như sau:
- Thời gian sinh dự kiến thường kéo dài từ 59 – 63 ngày sau khi chó phối giống thành công.
- Chó sắp sinh thường xuất hiện các triệu chứng điển hình như: đái rắt, bỏ ăn hoặc giảm ăn, đôi khi có thể xuất hiện nôn mửa.
- Chó mẹ có biểu hiện thở nhiều do xuất hiện cơn đau. Quan sát mặt mũi thấy lờ đờ, chảy nước mắt. Thân nhiệt đo được giảm xuống dưới 37 độ.
- Xuất hiện sữa ở bầu vú trước ngày sinh 3 – 4 ngày. Đồng thời chó mẹ có thể ăn ít hơn, đi tiểu nhiều hơn hoặc thậm chí là đi tiểu không chủ động được.
- Đối với chó mẹ sắp sinh, trước 2 – 4 giờ thường có biểu hiện kêu rít, thở gấp bồn chồn, đi lại, đứng ngồi không yên, cào bới để tìm ổ đẻ hoặc tìm những nơi yên tĩnh, góc tối để chui rúc.
- Chó mẹ bị vỡ ối và xuất hiện các cơn đau đẻ. Lúc này nếu không thấy sinh con sau khoảng 15 phút thì cần liên hệ ngay với bác sĩ thú y để được hướng dẫn và xử lý kịp thời.
Ngoài ra, khi nhận thấy các dấu hiệu sắp sinh ở chó mẹ, chủ nuôi cũng nên chú ý quan sát các biểu hiện ở chó để có được hướng xử lý kịp thời và đúng đắn nhất, hạn chế các sự cố có thể xảy ra trong quá trình sinh đẻ.
Đặc biệt, không nên ép chó mẹ ăn uống quá nhiều khi thấy các biểu hiện của việc sắp sinh. Và nếu có dấu hiệu nghi ngờ đẻ khó thì cần đưa cún đến ngay các phòng khám hoặc bệnh viện thú y để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời giúp đảm bảo sức khoẻ và an toàn cho cả chó mẹ lẫn chó con.
Một lứa chó Poodle đẻ được nhiêu con?
Trên thực tế, rất khó để có thể đưa ra câu trả lời chính xác cho việc một lứa chó Poodle để được bao nhiêu con. Bởi điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố cũng như giống chó mẹ là giống chó Poodle nào.
Theo đó, trung bình, các giống chó Toy Poodle thường sẽ đẻ được khoảng 3 con một lứa. Trong khi đó, Miniature poodle và Standard poodle thì thường đẻ được nhiều hơn với 6 con một lứa. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là số liệu chung chung. Trên thực tế, việc chó mẹ Poodle đẻ được bao nhiêu chú con vẫn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa.
Trên đây là nội dung hướng dẫn cách đỡ đẻ cho chó Poodle an toàn, đúng cách nhất ngay tại nhà. Hy vọng bài viết trên của Học Viện Học Cắt Tỉa Lông Chó mang đến cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích để có thể biết cách xử lý khi Poodle có dấu hiệu sinh con.
Tôi là Linh Kimi nhà tạo mẫu tóc quốc tế đã đạt nhiều thành tích cao ở trong nước lẫn quốc tế. Tôi sinh ra và lớn lên ở Hồ Chí Minh. Hiện nay tôi đã hoạt động trong lĩnh vực tạo mẫu tóc đã được hơn 20 năm.