Cách cạo lông cho chó tại nhà chỉ với #9 bước đơn giản

Biết cách cạo lông chó tại nhà giúp hỗ trợ quá trình chữa và theo dõi các bệnh về da ở chó, đồng thời tiết kiệm chi phí đáng kể. Nếu vẫn chưa biết cách cạo lông cún cưng đúng chuẩn ra sao, tham khảo ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Cạo lông giúp theo dõi bộ lông chó dễ dàng hơn
Cạo lông giúp theo dõi bộ lông chó dễ dàng hơn

Cách cạo lông chó tại nhà với 9 bước đơn giản

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ cạo lông

  • Máy tông đơ: Dùng để xử lý các vùng lông dày, rậm rạp. Bạn nên chọn loại máy tông đơ không dây và ít tiếng ồn sẽ thuận tiện hơn cho việc cạo lông đồng thời giúp cún không bị sợ hãi, giật mình.
  • Lược kèm tông đơ: Nên chọn mua loại E trở lên để đảm bảo lông của cún không bị cạo quá ngắn so với mức cần thiết.
  • Kéo cắt tỉa chuyên dụng: Nên chuẩn bị đủ các loại kéo thẳng, kéo cong và kéo răng cưa để cắt tỉa lông tại những khu vực nhạy cảm.
  • Lược chải lông: Dùng để chải cho cún trước, trong và sau khi cạo lông.
Dụng cụ cạo lông cho chó tại nhà
Dụng cụ cạo lông cho chó tại nhà

Bước 2: Tắm sạch sẽ cho chó

Trong quá trình hoạt động hàng ngày, lông của thú cưng thường tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, khiến lông dễ bết dính và xơ rối. Do đó, trước khi cạo lông, bạn nên tắm cho chó để giúp lông gọn gàng, mượt mà hơn và giúp quá trình cạo lông diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn.

Tắm cho thú cưng trước khi cạo lông
Tắm cho thú cưng trước khi cạo lông

Bước3: Cách cạo lông chó tại nhà vùng mặt

Đây là vị trí khá nhạy cảm trên cơ thể cún, vì vậy, bạn nên ưu tiên thực hiện đầu tiên để có được sự tập trung tốt nhất. 

Khi cạo, lưu ý, hãy giữ chó đứng yên và để tông đơ cách mắt khoảng từ 4 – 7cm nhằm tránh gây ra các tổn thương nguy hiểm. Sau đó, bạn có thể dùng kéo cắt tỉa lông để tạo hình lại giúp phần lông ở khu vực này trở nên đẹp và mềm mại hơn.

Bước 4: Cạo lông phần thân cho cún

Ở phần này, bạn nên thực hiện cách cạo lông chó bằng tông đơ theo thứ tự ưu tiên như sau: lông xung quanh cổ ⇒ gáy ⇒ mông ⇒ lưng ⇒ 2 bên thân ⇒ ngực, bụng.

Đồng thời, thao tác cạo phải thật nhẹ nhàng, đặt đầu máy đúng chiều lông mọc để không làm tổn thương hay gây đau cho chó.

Cạo lông phần thân
Cạo lông phần thân

Bước 5: Cạo lông phần mông cho chó

Khi thực hiện cạo lông ở vùng này, bạn nên đứng ở vị trí phía sau cún để thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn. Sau đó, dùng một tay kéo cao đuôi lên, tay kia cầm tông đơ và thực hiện cạo lông nhẹ nhàng để cún không bị giật mình.

Bước 6: Cạo lông vùng chân cho chó

Chân chó là một vị trí khá khó cạo, nên bạn cần lưu ý thực hiện các thao tác chuẩn như sau:

  • Để cún đứng yên trong tư thế đứng thẳng, sau đó nhấc từng chân lên rồi dùng tông đơ cạo lông ở bàn chân chó trước tiên.
  • Với những phần lông dài mọc giữa các ngón chân nên dùng kéo chuyên dụng để thao tác khéo léo, tránh cho cún không bị thương.
Cạo lông vùng chân
Cạo lông vùng chân

Bước 7: Cách cạo lông chó tại nhà vùng nách

Với bước này bạn hãy đặt cún ở tư thế ngồi thoải mái, sau đó nâng chân lên một góc khoảng 120 độ rồi dùng tông đơ cạo theo chiều lông mọc. Thực hiện lần lượt từng bên một.

Bước 8: Cạo vùng háng cho chó

Vùng háng nằm ở khu vực hai chân sau nên tốt hơn bạn nên đặt cún đứng nghiêng rồi dùng tông đơ cạo sẽ dễ dàng hơn.

Cạo lông vùng háng
Cạo lông vùng háng

Bước 9: Tắm và sấy khô sau khi cạo lông

Để loại bỏ các sợi lông thừa còn bám dính, cũng như giúp lông được mềm mại thì bạn hãy tắm cho cún một lần nữa bằng sữa tắm chuyên dụng và sấy lông thật khô nhé.

Cần lưu ý với khi cạo lông chó tại nhà bằng tông đơ?

Tông đơ là vật dụng rất cần thiết và hữu ích trong việc xử lý các vùng lông dày và rậm rạp ở cún cưng, giúp việc cạo lông được diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Do đó, để đảm bảo an toàn khi cạo lông bằng tông đơ cho chó, bạn hãy lưu ý những điều sau:

  • Luôn để đầu máy tông đơ hướng theo chiều lông mọc trong quá trình cạo lông.
  • Cạo lông một cách nhẹ nhàng, dứt khoát theo một đường dài, tránh cạo ngắt quãng nhiều lần khiến bộ lông trở nên lởm chởm, thiếu thẩm mỹ.
  • Tuyệt đối không cạo lông cho cún quá ngắn. Độ dài tối thiểu nên cạo cho cún là 2.5cm. Nếu không cún sẽ rất dễ bị ảnh hưởng về mặt sức khoẻ.
  • Không để tông đơ quá nóng trong quá trình cạo lông. Trong trường hợp tông đơ nóng khi đang cạo lông, hãy dừng lại chờ tông đơ hạ nhiệt hoặc thay thế bằng một tông đơ khác.
  • Đảm bảo cún cưng nhà bạn luôn được giữ cố định trong suốt quá trình cạo lông để tông đơ không gây tổn thương cho chúng.

Nên chọn loại tông đơ cạo lông chó nào?

Theo giáo viên Linh Kimi – chuyên gia Grooming hàng đầu tại Việt Nam, để thực hiện cách cạo lông chó tại nhà, bạn có thể tham khảo các loại tông đơ sau:

  • Tông Đơ Sạc Điện Codos CP6800: Là thương hiệu tông đơ nổi tiếng từ Hàn Quốc với thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng. Sản phẩm đã được chứng nhận về tính an toàn, tiện dụng trong việc cắt tỉa lông cho thú cưng và cũng đang là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều người nuôi thú cưng hiện nay.
  • Tông Đơ Codos CP9580: Được tích hợp lưỡi sứ sắc bén điều chỉnh 4 nấc cùng pin sạc rời giúp việc cạo lông cho thú cưng trở nên đơn giản, dễ dàng và tiện lợi hơn. Đồng thời, cấu tạo này cũng giúp tuổi thọ của tông đơ tăng gấp đôi, mang đến thời gian sử dụng lâu bền hơn.
  • Tông Đơ Codos CP8000: Công suất mạnh mẽ, động cơ êm ái, lưỡi dao sắc bén đảm bảo sẽ là sự lựa chọn tối ưu cho việc cắt tỉa lông cún nhà bạn.
Tông đơ chuyên dụng cạo lông thú cưng
Tông đơ chuyên dụng cạo lông thú cưng

Có nên cạo lông chó thường xuyên không?

Để có câu trả lời chính xác, bạn cần phải xem xét cụ thể trên mục đích khi cạo lông:

  • Để theo dõi và điều trị các bệnh ngoài da của chó: Nên cạo
  • Để chó mát mẻ hơn: Không cạo. Vì theo chuyên gia Linh Kimi, bộ lông chó có tác dụng cách nhiệt và bảo vệ cơ thể. Bạn không nên loại bỏ lớp bảo vệ này đi. Còn nếu muốn cún nhà bạn thoát nhiệt tốt hơn vào mùa hè thì chỉ nên cạo phần lông ở bàn chân mà thôi.

Bạn có thể tìm hiểu cụ thể hơn lợi ích và tác hại của việc cạo lông cún cưng trong phần dưới đây:

Lợi ích khi cạo lông cho chó là gì?

  • Giúp cún cưng có thể thoát nhiệt tốt vào mùa hè. Từ đó hạn chế cảm giác bí bách, khó chịu và giúp “boss” yêu được thoải mái, thư thái hơn trong điều kiện thời tiết nắng nóng.
  • Giúp cún ngăn ngừa được nguy cơ bị các loại ký sinh trùng như: bọ chét, rận, ve chó, bọ nhảy… trú ẩn trên lông.
  • Giảm thiểu tình trạng lông rụng, xơ rối hoặc vón cục.
  • Giúp dễ dàng theo dõi và phát hiện các bệnh ngoài da như dị ứng, viêm da, ghẻ, nấm,… Từ đó, có phương pháp điều trị kịp thời, tránh để bệnh diễn biến nặng hơn.
  • Tiết kiệm thời gian tắm và chăm sóc lông cho chó.

Xem thêm:

Cạo lông cho chó có tốt không? – Tư vấn từ chuyên gia thú ý

Tác hại khi cạo lông chó là gì?

  • Giảm khả năng bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường như bụi bẩn, ánh nắng mặt trời,… khiến da dễ bị tổn thương hơn và tăng nguy cơ gây ung thư da.
  • Đối với những giống chó có bộ lông kép, việc cạo lông không đúng kỹ thuật sẽ có thể khiến lông bị hỏng vĩnh viễn. Lớp lông mới dù mọc lại cũng không thể đồng đều và đẹp như trước.

Tham khảo:

Cạo lông chó bao lâu mọc lại? – Giải đáp từ chuyên gia

Chăm sóc chó sau khi cạo lông đúng cách

Cách cạo lông chó tại nhà bên trên hẳn cũng đã giúp bạn biết cách thực hiện các thao tác cạo lông sao cho chuẩn và đúng nhất.

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng, lông chó sau khi cạo cũng cần phải được chăm sóc cẩn thận và kỹ lưỡng để có thể đảm bảo sức khỏe và sự thoải mái tốt nhất.

Vì vậy, sau khi cạo lông, hãy đừng bỏ qua các bước chăm sóc cần thiết và đúng cách như sau:

  • Tắm cho cún thường xuyên, định kỳ từ 2 – 3 lần mỗi tháng: Điều này sẽ giúp lông cún được đảm bảo sạch sẽ, khoẻ mạnh nhất có thể, giúp loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, vi khuẩn và các loại ký sinh trùng ký sinh trên da, lông.
  • Chải lông cho cún ít nhất một lần mỗi tuần: Để đảm bảo lông không bị xơ rối, bết dính, hạn chế tình trạng rụng lông, và giảm thiểu nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Ngoài ra, chải lông cũng sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu khiến cún cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
  • Kiểm tra da và lông thường xuyên: Để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh nếu có nhằm có phương án điều trị kịp thời.
  • Tránh để cún tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời quá lâu: Da của cún sau khi cạo thường khá nhạy cảm. Hơn thế nữa, lớp lông bảo vệ cũng đã bị hạn chế đi rất nhiều, do đó, bạn cần tránh để cún tiếp xúc quá lâu với ánh mặt trời sau khi cạo lông.
  • Chú ý cung cấp dinh dưỡng đầy đủ: Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein, vitamin cho cún sau khi cạo sẽ giúp “boss” được hồi phục sức khỏe nhanh chóng hơn. Đồng thời, đây cũng là các dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển của bộ lông mới.

Các giống chó không nên cạo lông

Trên thực tế, không phải giống chó nào bạn cũng có thể áp dụng được việc cạo lông. Đặc biệt với những giống chó thuộc dòng lông kép hay còn gọi là lông 2 lớp (lớp lông bên trong mềm mịn hơn ẩn phía trong để duy trì thân nhiệt, lớp ngoài cứng hơn, dày hơn giúp cách nhiệt, cách ẩm).

Việc cạo lông không chỉ gây khó chịu cho cún mà còn khiến bộ lông của chúng kém thẩm mỹ đi rất nhiều do bộ lông mọc lại sẽ không thể nào khôi phục như ban đầu.

Do vậy, một số giống chó lông 2 lớp mà bạn nên lưu ý tuyệt đối không cạo lông cho chúng khi không thực sự cần thiết đó là:

  • German Shepherd
  • Pomeranian (hay gọi là Phốc Sóc)
  • Chow
  • Samoyed
  • Becgie
  • Husky
  • Alaska Malamute
  • Shiba

Nhưng trong trường hợp đặc biệt như cún cưng của bạn mắc những bệnh liên quan về da, bác sĩ thú y yêu cầu bạn cần cạo lông cho chó. Bạn cần đặc biệt lưu ý rằng các giống chó khác nhau đều có những đặc điểm bộ lông khác nhau nên cách cạo lông chó alaska, cách cạo lông chó samoyed hay cách cạo lông chó những giống chó khác đều được thực hiện các bước khác nhau, hãy tìm hiểu và thực hiện đúng cách.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách cạo lông chó tại nhà từ A đến Z đúng chuẩn cho những ai cần. Hy vọng bài viết trên của Học Cắt Tỉa Lông Chó mang đến cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích.

Contact Me on Zalo